Bạc hà
Thuốc Cobratoxan - Đông dược 408
Thuốc Cao sao vàng TW3 - TW 3
Thuốc Bạch hổ hoạt lạc cao
Thuốc Cao sao vàng - OPC
Nước súc miệng Thái Dương
Thuốc Dầu gừng Thái Dương
Thuốc Cao sao vàng - Danapha
Thuốc Vixolis - Danapha
Thuốc Dầu xoa Salonpas Liniment
Thuốc Siro ho bổ phổi - Khải Hà
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạc hà.
Tên khác: Châu Á (Mentha arvensis): Bạc hà; bạc hà nam; bạc hà Nhật Bản; húng cay; húng bạc hà; Châu Âu (Mentha piperita): Peppermint; Peppermint oil; Tinh dầu bạc hà.
Tên khoa học: Mentha arvensis L, thuộc họ: Lamiaceae (Hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Bạc hà là cây thảo sống lâu năm. Thân cây mọc đứng hay bò và có phân thành nhiều nhánh nhỏ. Màu sắc thân xanh đậm hoặc tím nhạt với rất nhiều lông ngắn. Cây có mùi thơm nhẹ khá dễ chịu, vị hơi cay mát. Lá mọc đối, thon dài, kích thước 3-5cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông. Cánh hoa nhỏ, mọc tập trung, kết thành vòng ở kẽ lá. Hoa màu tím, trắng, hồng nhạt. Toàn cây có mùi thơm. Quả khá nhỏ và có 4 hạt. Cây ra hoa vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây bạc hà mọc hoang và đuợc trồng tại nhiều vùng ở nước ta, mọc hoang cả ở miền đồng bằng và ở miền núi. Chúng tôi đã phát hiện mọc hoang nhiều ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La.
Mùa trồng thích hợp nhất là tháng 8-9, mỗi năm thu hái 2-3 lần (tháng 10-11, tháng 2-3, tháng 5) lúc cây chưa ra hoa hay vừa mới ra. Sau khi cắt đem phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Bạc hà là lá và toàn cây.
Thành phần hoá học
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu. Ngoài tinh dầu, trong cây bạc hà còn có các flavonoit, camphen, limonen.
Thành phần trong tinh dầu bao gồm chủ yếu menthol và menthon.
Liều dùng & cách dùng
Liều dùng lá và toàn cây: Ngày uống từ 4 đến 8g dưới dạng thuốc pha.
Tinh dầu và mentola: Một liều 0,02 đến 0,2 ml, một ngày 0,06 đến 0,6 ml.
Còn dùng dưới hình thức cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 đến 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.
Lưu ý
Thuốc không được đun sôi lâu, nếu là nước sắc, vì Bạc hà phải cho vào sau.
Không dùng cho trường hợp biểu hư ra mồ hôi nhiều.
Tinh dầu bạc hà và mentola bôi mũi hay bối trong cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế có thể tới ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này hay xảy ra nhất là đối với trẻ con ít tuổi. Người ta đã nhận xét thấy một số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu mentola 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi một ít thuốc mở có mentola. Do đó chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu hạc hà hay dầu cù là cho trẻ con ít tuổi, nhất là trẻ con mới đẻ.
Bài thuốc kinh nghiệm
Thuốc chữa nôn thông mật giúp dễ tiêu hoá
Lá bạc hà hay toàn cây bạc hà bỏ rễ 5g, pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống 1 lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức tương tự ở trên, mỗi lần uống 5 - 10 giọt.
Chè chữa cảm mạo, nhức đầu
Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g. Nước sôi đổ vào chờ 20 phút, uống lúc đang nóng.
Phòng cảm cúm
Bạc hà, Tía tô, Kinh giới, Hoắc hương mỗi thứ 4 - 6g, sắc nước cho trẻ uống để chống cúm lúc có dịch cúm.
Tán nhiệt, giải biểu
Bạc hà 8g, thuyền thoái (xác ve sầu) bỏ chân 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa các chứng cảm mạo mới phát có phong nhiệt ở biểu.
Bột Thạch cao bạc hà: Thạch cao sống 40g, bạc hà diệp 20g, nghiền mịn, uống 2g - 3g mỗi lần; ngày 3 lần, uống với nước nóng. Trị sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.
Dược điển Việt Nam V
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)
Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/bac-ha.html