Thuốc Tiêu độc - Dược phẩm Yên Bái

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-15484-11
Thành phần:
Dạng bào chế:
viên
Đóng gói:
Hộp 10 vỉ x 10 viên nang, Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nang, Hộp 10 vỉ x 10 viên nang
Đơn vị đăng ký:
SYT Yên Bái

Video

Thuốc Tiêu độc là số đăng ký của Thuốc Tiêu độc - một loại thuốc được (Dạng kê khai: đang cập nhật) bởi SYT Yên Bái. Thuốc có chứa các hoạt chất với hàm lượng vừa đủ Kim ngân 0,25g, Bồ công anh 0,25g, Bạch linh 0,24g, Hoàng liên 0,24g, Hạ khô thảo 0,24g, Liên kiều 0,24g, Ké đầu ngựa 0,24g , tốt cho sức khỏe của con người. viên Thuốc Tiêu độc được sản xuất và đóng gói trực tiếp từ các cơ sở hoặc công ty có tiếng, đạt chuẩn chất lượng Dược phẩm Yên Bái .Hiện, thuốc đang có giá sỉ là 1650 vnđ/viên (theo giá kê khai với cục quản lý dược) và 05/07/2014 chính là ngày Cục quản lý dược tiếp nhận hộ sơ xin cấp phép lưu hành của loại thuốc này. Để cập nhật thêm nhiều thông tin khác của thuốc, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây của Thuocviet.

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang, Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nang, Hộp 10 vỉ x 10 viên nang (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Tiêu độc được sản xuất từ các hoạt chất Kim ngân 0,25g, Bồ công anh 0,25g, Bạch linh 0,24g, Hoàng liên 0,24g, Hạ khô thảo 0,24g, Liên kiều 0,24g, Ké đầu ngựa 0,24g với hàm lượng tương ứng

Mô tả Bạch linh hoạt chất của Thuốc Tiêu độc

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Bạch linh.

Tên gọi khác: Bạch phục linh, Phục linh.

Tên khoa học: Poria cocos Wolf.

Chi Wolfiporia, họ Polyporaceae, bộ Polyporales.

Đặc điểm tự nhiên

Bạch linh còn được gọi với tên khác là Phục linh hoặc Bạch phục linh. Vị thuốc này là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Phục linh có tên như vậy vì người ta quan niệm rằng đây là linh khí của cây thông ẩn mình dưới đất.

Về hình dáng, quả nấm Bạch Phục linh khô có nhiều dạng như hình cầu, hình thoi, hình ê líp hoặc khối không đều, kích thước thường không đồng nhất. Vỏ ngoài có màu nâu đến nâu đen và nhiều vết sần lồi lõm. Quả nấm thường khá nặng và rắn chắc. Khi bẻ ra, bên trong có thể quan sát được phần lõi khá sần sùi màu trắng, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, một số ít quả nấm có lõi màu hồng nhạt. Nấm Bạch phục linh thường không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

Vị thuốc Bạch linh

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Có thể tìm thấy nấm Bạch phục linh trong một số rừng thông ở nơi có khí hậu mát mẻ của nước ta. Tuy nhiên, vị thuốc này đa phần được nuôi trồng, khai thác và chế biến chủ yếu tại Trung Quốc.

Thu hái: Thời gian thu hoạch nấm Phục linh tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi loại bỏ đất cát, người ta chất đống cho quả nấm ra mồ hôi rồi trải ra chỗ thoáng gió để hong khô cho se bề mặt. Sau đó, họ tiếp tục chất đống và ủ vài lần cho đến khi khô nước hoàn toàn và bề mặt nhăn nheo, phơi âm can (phơi bóng râm) đến khô.

Chế biến: Trước khi dùng, người ta ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ cho vị thuốc mềm rồi gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm, sau đó phơi hoặc sấy khô. Tuỳ theo bộ phận sử dụng, hình thái và màu sắc mà vị thuốc này được gọi khác nhau như:

  • Bạch phục linh;
  • Phục linh bì;
  • Xích phục linh;
  • Phục linh khối;
  • Phục linh phiến.

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ẩm. Nếu độ ẩm không đạt tiêu chuẩn (quá khô hoặc quá ẩm) nhiệt độ quá nóng thì dược liệu có thể bị vụn nát, mất đi chất lượng và tính kết dính của nó.

Bạch linh sau khi được chế biến

Bộ phận sử dụng

Thể quả nấm Phục linh được sử dụng tùy thuộc vào mục đích của bác sĩ Y học cổ truyền. Một số dạng sử dụng bao gồm:

  • Bạch linh: Phần lõi bên trong nấm có màu trắng, cắt thành phiến hoặc thành khối.
  • Phục linh bì: Vỏ ngoài của cả quả nấm Phục linh tách ra, chất khá xốp, có tính đàn hồi.
  • Xích phục linh: Lớp thứ hai sát phần vỏ có màu hơi hồng hay nâu nhạt.
  • Phục thần: Phần nấm Phục linh có rễ cây thông đi xuyên qua bên trong.

Mô tả Bồ Công Anh hoạt chất của Thuốc Tiêu độc

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bồ công anh Việt Nam.

Tên khác: Rau bồ cóc; Diếp hoang; Diếp dại; Mót mét; Mũi mác; Diếp trời; Rau mũi cày, Phắc bao, Lin hán, Lằy mắy kìm.

Tên khoa học: Lactuca indica L. Họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm tự nhiên

Bồ công anh là loại cây nhỏ, có chiều cao 0,6m đến 3m.

Thân cây mọc thẳng, không cành hoặc rất ít cành nên nhìn như cây cỏ bụi.

Lá có có chia thùy hoặc mép răng cưa to, cuống ngắn nên nhìn như không cuống. Lá và thân Bồ công anh khi bấm hoặc cắt ra sẽ tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị đắng.

Hoa mọc thành cụm, hình đầu, hoa chủ yếu có màu vàng (còn gọi là Hoàng hoa địa đinh), một số có màu tím (Tử hoa địa đinh).

Toàn cây Bồ công anh

Phân bố, thu hái, chế biến

Bồ công anh phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền bắc nước ta.

Bồ công anh có thể trồng bằng hạt, gốc rễ và trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.

Bồ công anh sau khi thu hái, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của Bồ công anh chủ yếu là rễ và lá.

Mô tả Hạ khô thảo (Cụm quả) hoạt chất của Thuốc Tiêu độc

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Tịch cú; Nãi đông; Yến diện; Mạch tuệ hạ khô thảo; Mạch hạ khô; Thiết tuyến hạ khô; Thiết sắc thảo; Bổng trụ đầu hoa.

Tên khoa học: Prunella vulgaris L. Họ Lamiaceae (Hoa môi).

Đặc điểm tự nhiên

Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá.

Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bốn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.

Phân bố, thu hái, chế biến

Hạ khô thảo là loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu.

Ở Việt Nam, cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Hạ khô thảo đã được khai thác, trước đây phải nhập của Trung Quốc. Cây hạ khô thảo mọc nơi sáng ẩm, thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Cây hạ khô thảo có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75 – 90 ngày, cây ra hoa.

Hiện nay nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói có hạ khô thảo nhưng chưa được xác minh. Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.

Cây Hạ khô thảo

Bộ phận sử dụng

Bông hoa – Spica Prunellae, tức phần cụm hoa trên cành mang lá, dài không quá 15cm, tính từ ngọn hoa trở xuống thường gọi là Hạ khô thảo. Ở Châu Âu, người ta dùng toàn cây.

Khi nào hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy đến khô.

Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Tiêu độc đang được ThuocViet cập nhật


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ