Thuốc Folitat dạ dày - Dược phẩm Yên Bái
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, Hộp 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Folitat dạ dày được sản xuất từ các hoạt chất Lá khôi 160 mg, Ô tặc cốt 120 mg, 24 mg cao khô tương đương dược liệu Khổ sâm: 0,12 g, 24 mg cao khô tương đương dược liệu Dạ cầm: 0,12 g, 24 mg cao khô tương đương dược liệu Cỏ hàn the: 0,12 g với hàm lượng tương ứng 160 mg, 120 mg, 0,12 g, 0,12 g, 0,12 g
Mô tả Dạ Cẩm hoạt chất của Thuốc Folitat dạ dày
Tên gọi, danh pháp
Tên Việt Nam: Dạ cẩm.
Tên gọi khác: Loét mồm, Ngón lợn, Dây ngón cúi, Đất lượt, Đứt lướt, Chạ khẩu cẩm (dân tộc Tày), Sán công mía (dân tộc Dao).
Tên khoa học: Herba Hedyotis capitellata, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Dạ cẩm là một loại cây bụi, leo bằng thân quấn, toàn thân có lông mịn, dài tới 1 - 2m. Cành non hình bốn cạnh, khi già có hình tròn, phình to ở các đốt. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn, dài 5 - 1 cm, rộng 3 - 5cm, mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu nhạt, gân lá nổi rõ, lá kèm chia 4 - 5 thùy hình sợi, cuống ngắn.
Cụm hoa gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành hình xim phân đôi.
Quả nang chứa nhiều hạt rất nhỏ, xếp thành hình cầu.
Trên thực tế, có 4 loại cây Dạ cẩm được sử dụng hiện nay. Đây có thể là các dạng của loài mô tả trên, bao gồm: Cây Dạ cẩm thân tím có đốt cách thưa nhau và cây Dạ cẩm thân xanh (hay thân trắng) có đốt mọc khít nhau hơn. Khi quan sát lông trên thân lại thấy mỗi loại chia thành loại nhiều lông và loại ít lông.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Dạ cẩm phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi và trung du như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây… Do đặc tính ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được bóng râm nên cây thường mọc hoang ở đồi, ven rừng, bờ nương rẫy, đặc biệt trong các khóm cây bụi và dây leo nhỏ.
Thu hái và chế biến
Dạ cẩm được thu hái gần như quanh năm, có thể dùng toàn bộ phần thân cây trên mặt đất, chủ yếu là lá và ngọn non. Phần rễ không được sử dụng do có tác dụng kém hơn. Phần thân và rễ sau khi bị thu hái có khả năng tái sinh rất mạnh.
Dạ cẩm sau khi hái về được rửa sạch, đem phơi hay sấy khô, sau đó nấu thành cao hoặc để nơi khô ráo dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Có thể dùng toàn cây trên mặt đất, nhất là lá và ngọn non.
Mô tả Khổ sâm (Lá và Cành) hoạt chất của Thuốc Folitat dạ dày
Tên gọi, danh pháp
Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu).
Dược liệu từ cành và lá Khổ sâm có tên khoa học là Folium Crotonis tonkinensis.
Đặc điểm tự nhiên
Cây Khổ sâm
Cây nhỏ, cao 1 - 2m. Cành non mảnh. Lá mọc so le hoặc gần như mọc đối, có khi tụ họp nhiều là kiểu mọc vòng, hình mũi mác, gốc hới từ, đầu thuôn nhọn, dài 5 - 9cm, rộng 1 - 3cm, hai mặt có lông hình khiên, óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân chính toả từ gốc lá cùng với 2 tuyến dạng răng nhỏ, cuống lá cũng có lông hình khiên.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 2 - 7cm gồm cả hoa đực và hoa cái hoặc cụm hoa đực và cái riêng; lá bắc hình vảy rất nhỏ; hoa đực có cuống ánh bạc, 5 lá đài hình đầu dục, 5 cánh hoa thuôn hình dải, có lông mịn ở mép; nhị 12, chỉ nhị có lông tơ ở phần dưới; hoa cái có 5 lá đài hình bầu dục - mũi mác, bầu hình cầu thuôn dần ở đỉnh. Quả nang gần hình cầu, khi khô nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có một bưới nhỏ, màu hung đỏ, có lông ánh bạc; hạt hình trứng, có mỏ, màu nâu hung.
Mùa hoa quả: Tháng 5 - 8.
Dược liệu Khổ sâm:
Dược liệu là lá nguyên hay đã gãy vụn thành những mẩu dài khoảng 1 - 3cm, trộn lẫn với một số đoạn cành hay ngọn non có thể mang hoa, quả. Mặt trên của mảnh lá có màu lục xám, lấm tấm rất nhiều đốm trắng còn mặt dưới màu trắng bạc.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Croton L. là một chi lớn phân bố phổ biến khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới với khoảng 800 loài.
Ở Việt Nam chỉ có 3 loài trong chi này và Khổ sâm chủ yếu là được trồng, đôi khi mọc tự nhiên trên ngọn đồi cây bụi ở các vùng phía bắc.
Thu hoạch và chế biến
Thu hoạch lá và ngọn non quanh năm (chủ yếu khi cây ra hoa), rửa sạch, cắt thành từng đoạn dài khoảng 1 - 3 cm, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Khi dùng sao vàng.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu đã phơi hoặc sấy khô trong túi khí ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và mối mọt.
Bộ phận sử dụng
Lá và cành Khổ sâm.
Mô tả Ô tặc cốt hoạt chất của Thuốc Folitat dạ dày
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Ô tặc cốt.
Tên khác: Mai mực; hải phiêu tiêu.
Tên khoa học: Sepia esculenta Hoyle, Sepia andreana Steem-Strup.
Đặc điểm tự nhiên
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại mực khác nhau như mực nang, mực ống, mực lá… Mực là một loại động vật không xương sống, thân mềm, thường sinh sống chủ yếu ở những nơi nước mặn, đáy có cát lẫn bùn; mực là một trong những loài động vật có giá trị dinh dưỡng cao thường được chế biến thành nhiều món ăn được ưa chuộng.
Mực không sống đơn lẻ mà tập trung thành từng đàn, ở những vùng đáy nước. Khi có nhu cầu kiếm ăn, mực mới nổi lên tầng nước phía trên. Mực có khả năng ngụy trang tốt, nên da của chúng cũng thay đổi theo màu của môi trường xung quanh, vừa để tránh kẻ thù vừa để ngụy tran săn mồi. Khi gặp nguy hiểm hoặc bị tấn công, mực sẽ bơi giựt lùi lại và cùng lúc đó chứng sẽ phun ra mực màu đen làm cản tầm nhìn của kẻ thù để lẩn trốn.
Thức ăn chủ yếu của mực là các loại động vật phù du, tôm cá nhỏ, trứng cá… Mực cực kỳ thích ánh sáng và màu trắng nên khi gặp ánh sáng chúng thường sẽ tập trung rất đông.
Gọi tên Mai mực là Ô tặc cốt vì theo các tài liệu cổ, con mực thích ăn thịt chim, chúng thường sẽ giả chết để nổi lên phía trên mặt nước, chim tưởng là xác chết nên sẽ bay sà xuống mổ ăn, bị con mực lôi xuống nước để ăn thịt, ăn thịt nhiều nhất là loài quạ nên nó mới có cái tên ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương; ý nghĩa là xương của giặc đối với quạ. Hoặc một cái tên khác là Hải phiêu tiêu vì Mai mực thoạt nhìn khác giống với tổ con bọ ngựa mà lại gặp ngoài biển (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Phân bố, thu hái, chế biến
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài, mực phân bố tại khắp nơi trên đường bờ biển; tuy nhiên tập trung nhiều nhất là những vùng như Khánh Hòa, Hải Phòng (mực nang), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thanh Hóa (mực ống).
Những mùa thu hoạch mực là từ những tháng 3 đến tháng 9, đây là thời điểm thuận lợi để thu hoạch hay đánh bắt mực vì thời điểm này mực bơi vào gần với để sinh sản, tập trung những tháng có thể thu hoạch nhiều nhất là tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
Ô tặc cốt hay Mai mực được thu hoạch từ những con mực to được đánh bắt hoặc những con mực bị chết ngoài khơi.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là Mai mực hay còn gọi là Ô tặc cốt.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Folitat dạ dày đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này