Thuốc Viên nang tràng vị
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên; Hộp 1 lọ 60 viên; Hộp 1 túi x 2 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Viên nang tràng vị được sản xuất từ các hoạt chất Khổ sâm 100 mg, Bồ công anh 120 mg, Dạ cẩm 80 mg, Bạch cập 80 mg, Nga truật 60 mg với hàm lượng tương ứng
Mô tả Bạch cập hoạt chất của Thuốc Viên nang tràng vị
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch cập.
Tên khác: Liên cập thảo; Bạch cấp; Bạch căn; Cam căn; Hát tất đa; Võng lạt đa; Nhược lan lan hoa; Từ lan; Trúc túc giao; Tuyết như lai; Tử tuệ căn; Tử lan căn.
Tên khoa học: Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f.
Đặc điểm tự nhiên
Bạch cập là một loài Lan địa sinh, sống nhiều năm, mọc hoang và được trồng nơi ẩm ướt, mát. Thân rễ phát triển, mang nhiều vảy, mọc bò ngang chia 2 – 3 nhánh, mỗi nhánh hình cầu dẹt. Lá mọc từ thân rễ lên, khoảng 3 – 5 lá hình mũi mác dài 18 – 40 cm, rộng 2,5 - 5 cm, có nhiều nếp nhăn dọc chiều dài các gân song song.
Cây ra hoa màu hồng tím, mọc thành chùm ở ngọn, mang 3 – 6 hoa. Lá bắc cùng màu, rụng sớm. Bao hoa có lá đài và cánh hoa giống nhau, cánh môi có màu tím sẫm, đầu mép uốn lượn. Nhị mang bao phấn có các phấn khối xếp thành 2 mảng. Quả dạng hình thoi, có 6 cạnh.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố:
Bạch cập phân bố ở những nơi hoang dại, khí hậu mát mẻ như các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
Thu hái và chế biến:
Tiến hành thu mẫu vào mùa thu, lấy thân rễ, rửa sạch. Sau đó, bỏ các rễ con, luộc hoặc đồ cho đến khi thấy phần lõi không còn màu trắng, phơi khô tương đối rồi bóc vỏ, sau đó phơi tiếp đến khô.
Hoặc có thể lấy Bạch cập hấp cho mềm đều, sau đó cắt lát mỏng và phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Rhizoma Bletilla). Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, có 2 – 3 ngạnh giống cái móng, dài 1,5 – 5cm, dày 0,5 – 1,5cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, có các vòng đồng tâm, và các sẹo của rễ con là những nốt màu nâu; sẹo của thân thì nhô lên cao, bên dưới thì có vết nối với phần thân rễ khác. Phần thân rễ này khá cứng, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang có màu trắng ngà, không mùi, dính và dẻo.
Bột dược liệu sẽ có màu trắng ngà đến vàng nhạt, hơi có ánh nâu.
Mô tả Bồ Công Anh hoạt chất của Thuốc Viên nang tràng vị
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bồ công anh Việt Nam.
Tên khác: Rau bồ cóc; Diếp hoang; Diếp dại; Mót mét; Mũi mác; Diếp trời; Rau mũi cày, Phắc bao, Lin hán, Lằy mắy kìm.
Tên khoa học: Lactuca indica L. Họ Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm tự nhiên
Bồ công anh là loại cây nhỏ, có chiều cao 0,6m đến 3m.
Thân cây mọc thẳng, không cành hoặc rất ít cành nên nhìn như cây cỏ bụi.
Lá có có chia thùy hoặc mép răng cưa to, cuống ngắn nên nhìn như không cuống. Lá và thân Bồ công anh khi bấm hoặc cắt ra sẽ tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị đắng.
Hoa mọc thành cụm, hình đầu, hoa chủ yếu có màu vàng (còn gọi là Hoàng hoa địa đinh), một số có màu tím (Tử hoa địa đinh).
Phân bố, thu hái, chế biến
Bồ công anh phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền bắc nước ta.
Bồ công anh có thể trồng bằng hạt, gốc rễ và trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.
Bồ công anh sau khi thu hái, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của Bồ công anh chủ yếu là rễ và lá.
Mô tả Dạ Cẩm hoạt chất của Thuốc Viên nang tràng vị
Tên gọi, danh pháp
Tên Việt Nam: Dạ cẩm.
Tên gọi khác: Loét mồm, Ngón lợn, Dây ngón cúi, Đất lượt, Đứt lướt, Chạ khẩu cẩm (dân tộc Tày), Sán công mía (dân tộc Dao).
Tên khoa học: Herba Hedyotis capitellata, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Dạ cẩm là một loại cây bụi, leo bằng thân quấn, toàn thân có lông mịn, dài tới 1 - 2m. Cành non hình bốn cạnh, khi già có hình tròn, phình to ở các đốt. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn, dài 5 - 1 cm, rộng 3 - 5cm, mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu nhạt, gân lá nổi rõ, lá kèm chia 4 - 5 thùy hình sợi, cuống ngắn.
Cụm hoa gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành hình xim phân đôi.
Quả nang chứa nhiều hạt rất nhỏ, xếp thành hình cầu.
Trên thực tế, có 4 loại cây Dạ cẩm được sử dụng hiện nay. Đây có thể là các dạng của loài mô tả trên, bao gồm: Cây Dạ cẩm thân tím có đốt cách thưa nhau và cây Dạ cẩm thân xanh (hay thân trắng) có đốt mọc khít nhau hơn. Khi quan sát lông trên thân lại thấy mỗi loại chia thành loại nhiều lông và loại ít lông.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Dạ cẩm phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi và trung du như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây… Do đặc tính ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được bóng râm nên cây thường mọc hoang ở đồi, ven rừng, bờ nương rẫy, đặc biệt trong các khóm cây bụi và dây leo nhỏ.
Thu hái và chế biến
Dạ cẩm được thu hái gần như quanh năm, có thể dùng toàn bộ phần thân cây trên mặt đất, chủ yếu là lá và ngọn non. Phần rễ không được sử dụng do có tác dụng kém hơn. Phần thân và rễ sau khi bị thu hái có khả năng tái sinh rất mạnh.
Dạ cẩm sau khi hái về được rửa sạch, đem phơi hay sấy khô, sau đó nấu thành cao hoặc để nơi khô ráo dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Có thể dùng toàn cây trên mặt đất, nhất là lá và ngọn non.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Viên nang tràng vị đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này