Thuốc Thanh huyết tiêu độc P/H
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 250 ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Thanh huyết tiêu độc P/H được sản xuất từ các hoạt chất Mỗi 250 ml cao lỏng chứa dịch chiết dược liệu tương ứng với: Hoàng liên 15g, Ké đầu ngựa 20g, Liên kiều 20g, Bồ công anh 10g, Bồ bồ 50g, Kim ngân hoa 20g, Chi tử 10g, Hoàng bá 10g với hàm lượng tương ứng Hoàng liên 15g, Ké đầu ngựa 20g, Liên kiều 20g, Bồ công anh 10g, Bồ bồ 50g, Kim ngân hoa 20g, Chi tử 10g, Hoàng bá 10g
Mô tả Bồ Bồ hoạt chất của Thuốc Thanh huyết tiêu độc P/H
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bồ bồ.
Tên khác: Cây nhân trần; tuyến hương lam; chè nội; hoắc hương núi; nhân trần hoa đầu; chè đồng; chè cát.
Tên khoa học: Adenosma indianum (Lour.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Adenosma capitatum Benth.
Đặc điểm tự nhiên
Bồ bồ là loại cỏ cao từ 15 – 70 cm, sống một năm, có nhiều lông xồm trắng. Thân hình trụ, cứng, mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh, mang nhiều cành ngay từ gốc, thân nhẵn hoặc hơi có lông.
Lá cây mọc đối, có cuống, có lông xồm dài 1 – 9mm. Phiến lá hình trứng, hình bầu dục hay hình mác dài, dài từ 2 - 6 cm, rộng từ 0,5 – 2 cm, gần nhọn ở chóp, hình nêm và thon lại ở cuống, mép có răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống ngắn.
Cụm hoa ở ngọn, mọc thành bông, thường có hình cầu, rất nhiều hoa thường có 2 lá bắc dạng lá ở bên dưới, có lông như len màu trắng. Hoa nhỏ cỡ 0,5 – 3 x 1cm, không cuống. Đài cao 4mm, có lông xồm với 2 môi, 5 răng nhọn gắn đều; tràng màu xanh lơ nhẵn, có ống dài hơn đài, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thùy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu; nhị đính ở 1/3 phía trên của ống tràng; bầu nhẵn.
Quả nang nhẵn, hình trứng, dài từ 3 đến 4 mm, có mũi nhọn ngắn, hạt nhỏ, nhiều.
Mùa ra hoa kết quả của bồ bồ từ tháng 4 đến tháng 7.
Phân bố, thu hái, chế biến
Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc hoang thành đám trên các vùng đồi thấp, các rừng thưa cây rụng lá, nơi trống có cát và cỏ, trong các đầm lầy và đất ẩm, từ vùng biển lên đến độ cao 1.200m hoặc bờ nương rẫy ở vùng trung du phía bắc. Có nhiều ở tại các tỉnh miền bắc Việt nam, nhiều nhất tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Hiện nay đã thấy cây phân bố ở các vùng miền nam Việt Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc, Xri Lanca, Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonexia, Philippin, Ấn Độ và Malaysia.
Chưa ai đặt vấn đề trồng cây bồ bồ. Cây được trồng bằng hạt. Hạt giống phát tán ra xung quanh, tồn tại qua đông trên mặt đất đến cuối mùa xuân năm sau mới nảy mầm.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của cây là lá, hoa đã phơi khô. Dược liệu được thu hái vào mùa hè thu, khi cây đang có hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm đến khô để dùng dần. Dược liệu được bó thành từng bó dài 25 – 30 cm, đường kính từ 5 – 6 cm, trọng lượng 40 – 60 g, gồm chừng 20 cây mang hoa buộc lại thành một bó. Có khi bó thành bó lớn hơn.
Mô tả Bồ Công Anh hoạt chất của Thuốc Thanh huyết tiêu độc P/H
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bồ công anh Việt Nam.
Tên khác: Rau bồ cóc; Diếp hoang; Diếp dại; Mót mét; Mũi mác; Diếp trời; Rau mũi cày, Phắc bao, Lin hán, Lằy mắy kìm.
Tên khoa học: Lactuca indica L. Họ Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm tự nhiên
Bồ công anh là loại cây nhỏ, có chiều cao 0,6m đến 3m.
Thân cây mọc thẳng, không cành hoặc rất ít cành nên nhìn như cây cỏ bụi.
Lá có có chia thùy hoặc mép răng cưa to, cuống ngắn nên nhìn như không cuống. Lá và thân Bồ công anh khi bấm hoặc cắt ra sẽ tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị đắng.
Hoa mọc thành cụm, hình đầu, hoa chủ yếu có màu vàng (còn gọi là Hoàng hoa địa đinh), một số có màu tím (Tử hoa địa đinh).
Phân bố, thu hái, chế biến
Bồ công anh phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền bắc nước ta.
Bồ công anh có thể trồng bằng hạt, gốc rễ và trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.
Bồ công anh sau khi thu hái, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của Bồ công anh chủ yếu là rễ và lá.
Mô tả Chi tử hoạt chất của Thuốc Thanh huyết tiêu độc P/H
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Chi tử.
Tên khác: Dành dành; Sơn chi; Sơn chi tử.
Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).
Đặc điểm tự nhiên
Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6 - 9 góc, có 2 - 5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, Dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.
Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại tạp, đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.
Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.
Chi tử sao vàng: Lấy dược liệu khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.
Chi từ sao xém (Tiêu chi tử): Lấy dược liệu khô, dùng lửa vừa sao đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, mặt bẻ màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước, lấy ra phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Quả chín được thu hái vào tháng 8 - 10 ngắt bỏ cuống phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo dược điển đông y Trung Quốc 1963, quả phải nhúng nước sôi hoặc đem đồ nửa giờ, rồi mới lấy ra phơi khô. Nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy, ta được Chi tử nhân. Quả hình trứng hay hình thoi, dài 2 - 4cm, đường kính 1 - 2cm. Mặt ngoài màu cam đến nâu đỏ, có khi xám nâu đến đỏ xám hơi bóng, có 5 - 8 đường gờ chạy dọc theo quả. Vỏ quả mỏng, nhiều hạt xếp xít nhau thành một khối hình cầu hay quả trứng. Hạt mỏng hình cầu dẹt mặt ngoài hình màu cam đến vàng nâu. Tùy theo cách sử dụng, có thể phơi khô dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tá hỏa hoặc sao đen để cầm máu.
Lá thu hái quanh năm dùng tươi.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Thanh huyết tiêu độc P/H đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này