Thuốc Rheumapain f - Fito Pharma
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: hộp 40 viên, 100 viên, Chai 40 viên, Hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên nang (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Rheumapain f được sản xuất từ các hoạt chất thiên niên kiện, thổ phục linh, phòng kỷ, hy thiệm, hà thủ ô đỏ, thương nhĩ tử, huyết giác với hàm lượng tương ứng 0,3g,0,4g,0,4g,0,8g,0,4g,0,4g,0,3g
Mô tả Huyết giác (Lõi gỗ) hoạt chất của Thuốc Rheumapain f
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Huyết giác, Cau rừng, Giáng ông, Dứa dại, Cây xó nhà, Giác máu, Co ởi khang (Thái), Ởi càng (Tày).
Tên khoa học: Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen.
Tên đồng nghĩa: Pleomele cochinchinensis Merr. ex Gagnep.
Họ: Dracaenaceae (Huyết dụ).
Đặc điểm tự nhiên
Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 đến 1,5m, có thể tới 2 đến 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính từ 1,6 tới 2cm, cây to có đường kính tới 20 đến 25cm.
Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi chiều dài trung bình từ 25 đến 80cm, rộng từ 3 - 4cm cho tới 6 - 7cm, mọc cách nhau, lá không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một vết sẹo. Thường trên ngọn chỉ còn một bó lá.
Hoa mọc thành chùm có thể dài tới 1m, đường kính lên đến 1,5 - 2cm ở phần cuống, trên có lá nhỏ dài khoảng 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2 - 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7 - 8mm, màu lục vàng nhạt.
Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô quả có màu đen với đường kính 6 - 7cm, hạt hình cầu.
Mùa ra hoa - quả: Tháng 2 - 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Cây chỉ có gỗ khi đã già, chết, đổ nát. Những cây đã thành huyết giác không có mùi vị gì đặc biệt, có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, tại đó tưởng chừng như do một loại sâu nào đó đục khoét mà có.
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Sản lượng huyết giác thu mua hằng năm của nước ta có thể lên tới 20 - 30 tấn.
Thu hái huyết giác có thể diễn ra quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Mục đích thu mua huyết giác là để dùng trong nước và xuất khẩu sang Trung quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được mục đích sử dụng của đông y Trung Quốc. Huyết giác chỉ là tên thường dùng của các nhà đông y Việt Nam.
Bộ phận sử dụng
Phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, bỏ chỗ gỗ mục, rửa sạch, phơi khô. Hoặc đem thái thành miếng dài 3 - 5cm, dày 3 - 5mm khi dược liệu còn mềm, ấm.
Mô tả Hy thiêm hoạt chất của Thuốc Rheumapain f
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hy thiêm.
Tên khác: Cỏ đĩ; Cứt lợn; Hy kiểm thảo; Hy tiên; Niêm hồ thái; Chư cao; Hổ cao; Chó đẻ; Nụ áo rìa.
Tên khoa học: Sigesbeckia orientalis, họ Asteraceae (Cúc).
Đặc điểm tự nhiên
Hy thiêm dạng cây thân thảo sống hàng năm, thân cây cao khoảng tầm 30 đến 40cm, có khi tươi tốt có thể cao lên đến 1m, cây có nhiều cành và lông.
Lá Hy thiêm có hình 3 cạnh hoặc dạng thuôn dài hình quả trám, la mọc đối, cuống lá ngắn, phần cuống lá nhỏ lại, có răng cưa, mặt dưới của lá có lông; lá dài khoảng từ 4 đến 10cm, rộng khoảng từ 3 đến 6cm. Hoa Hy thiêm có màu vàng, cụm hoa hình đầu, cuống hoa có lông, hoa Hy thiêm có 2 loại lá bắc. Quả Hy thiêm là quả bế màu đen, hình quả trứng, cạnh cài khoảng 3mm, rộng khoảng 1mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hy thiêm tìm thấy mọc hoang ở khắp tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Ngoài ra, còn tìm thấy ở trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Châu Úc và nhiều quốc gia khác.
Hy thiêm ra hoa và khoảng mùa hạ tháng 4 - 5 đến mùa thu tháng 8 - 9, mùa ra quả khoảng giữa trong các tháng 6 - 10. Hy thiêm được thu hoạch vào các tháng 4 - 5 hay tùy từng vùng khác nhau, tuy nhiên Hy thiêm được thu hái vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ để bảo quản và sử dụng.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Hy thiêm là toàn cây trên mặt đất, vị thuốc Hy thiêm được thu hoạch vào lúc cây sắp ra hoa, chọn cây nhiều lá, cắt lấy phần từ ngọn trở xuống, dài 30 – 50cm, đem phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Phòng kỷ (Rễ) hoạt chất của Thuốc Rheumapain f
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Phòng kỷ (Rễ)
Tên khác: Phấn phòng kỷ; Hán phòng kỷ; thạch thiềm thừ; sơn ô qui; đảo địa cung; kim ty điếu miết; bạch mộc hương
Tên khoa học: Stephania tetrandrae S. Moore thuộc họ Menispermaceae (Tiết dê).
Phòng mang ý nghĩa là phòng ngừa, đề phòng; kỷ là cho bản thân, ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa, ngăn ngừa bệnh tật cho bản thân.
Có nhiều vị thuốc cùng tên Phòng kỷ nhưng nguồn gốc thực vật lại khác nhau. Do đó, khi sử dụng cần biết rõ mình sử dụng loại Phòng kỷ nào vì sẽ cho các tác dụng khác nhau.
Sau đây là một số vị cùng tên thường dùng:
-
Quảng phòng kỷ hay còn gọi là mộc phòng kỷ, phòng kỷ, đẳng phòng kỷ (cây thường mọc ở Quảng Tây, Trung Quốc): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ có tên khoa học là Aristolochia westlandii Hemsl. thuộc họ Aristolochiaceae (Mộc thông).
-
Hán trung phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô (Radix Aristolochiae heterophyllae) của cây hán trung phòng thành mộc hương có tên khoa học là Aristolochia heterophylla Hemsl. thuộc họ Aristolochiaceae (Mộc thông).
-
Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ có tên khoa học là Cocculus trilobus DC. thuộc họ Menispermaceae (Tiết dê).
Đặc điểm tự nhiên
Phấn phòng kỷ là cây mọc leo và sống lâu năm, có rễ phình ra thành củ, mặt ngoài rễ có màu nâu hay màu tro nhạt, đường kính của rễ có thể lên đến 6cm.
Thân mềm, có thể dài tới 2,5 – 4m, vỏ thân màu xanh nhạt, phía gốc hơi đỏ.
Lá mọc so le, hình khiên, dài 4 – 6cm, rộng 4,5 – 6cm, đầu lá nhọn, mép nguyên, gốc lá hình tim, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro, hai mặt đều có lông ngắn và mềm. Cuống lá không đính vào đáy lá mà vào phía trong phiến lá, có chiều dài gần bằng chiều dài của lá.
Hoa đực và hoa cái khác gốc, kích thước nhỏ và có màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt.
Mùa hoa vào các tháng 4 – 5.
Mùa quả vào các tháng 5 – 6.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây này chưa thấy mọc ở Việt Nam. Phòng kỷ mọc hoang ven rừng thấp, các đồi, cỏ rậm ở các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, An Huy, Quảng Tây, Quảng Đông ở Trung Quốc.
Thu hoạch vào mùa thu (tháng 9 – 10), đào lấy rễ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, rễ con, phơi tái, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, cắt khúc 5 - 20cm, phơi hoặc sấy khô.
Chế biến bằng cách loại bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái lát dày, phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của cây Phòng kỷ và rễ đã phơi hay sấy khô.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Rheumapain f đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này