Thuốc Đại tràng- F - Fito Pharma
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Chai 40 viên; Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Đại tràng- F được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô dược liệu 86,67mg tương đương: Hoàng liên 800mg, Mộc hương 300mg, Ngô thù du 120mg, Bột mịn dược liệu gồm: Hoàng liên 400mg với hàm lượng tương ứng
Mô tả Mộc hương hoạt chất của Thuốc Đại tràng- F
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Mộc hương
Tên khác: Ngũ mộc hương; vân mộc hương; Quảng mộc hương
Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke
Đặc điểm tự nhiên
Cây nhỏ, sống nhiều năm. Rễ to, mập, đường kính có thể đạt 5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá phát triển đa dạng, các lá ở gốc có hình 3 cạnh tròn dài từ 12 – 30cm, cuống dài 20 – 30cm, lá ở ngọn hẹp dần, không cuống, gốc ôm thân, mép hơi uốn lượn và có răng cưa, hai mặt phủ nhiều lông. Cụm hoa dạng đầu, mang các hoa màu lam tím. Quả bế, màu nâu nhạt, hơi dẹt, có đốm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Cây có nguồn gốc từ vùng núi phía bắc Ấn Độ và Nepal. Cây mọc tự nhiên trên các bãi cỏ trong thung lũng hoặc ven sườn núi ở độ cao từ 1500 – 3300m. Sau khi được nhập vào Trung Quốc và Nhật Bản thì ngày nay, Trung Quốc đã trồng được Mộc hương trên diện tích lớn. Tương tự, Việt Nam cũng đã trồng thành công cây Mộc hương ở Sa Pa.
Thu hái và chế biến
Phần rễ được thu hoạch vào tháng 12, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô để dùng.
Bộ phận sử dụng
Rễ (Radix Saussureae lappae).
Mô tả Ngô thù du (Quả) hoạt chất của Thuốc Đại tràng- F
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ngô thù du (Quả).
Tên gọi khác: Ngô thù; thù du; ngô vu.
Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth, họ: Rutaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Thù du là cây nhỏ, có độ cao khoảng 2,5 đến 5m. Cành cây có màu nâu hoặc tím nâu, trên bề mặt chứa nhiều bì khổng. Khi còn non cành có lông dài và mềm mịn, khi già lông này sẽ rụng đi. Lá thù du là lá kép lông chim, rìa lẻ, mọc đối nhau, cả cuống và lá dài khoảng 15 đến 35cm. Mỗi lá chứa 2 đến 5 đôi lá chét với cuống lá ngắn. Mỗi lá chét dài 5 đến 15cm và rộng 2,5 đến 5cm, đầu lá chét nhọn dài với mép nguyên, 2 mặt lá và cuống lá đều mang lông màu nâu mền mịn (mặt dưới nhiều hơn mặt trên), khi soi lên ánh sáng sẽ thấy có các đốm tinh dầu.
Hoa ngô thù du là hoa đơn tính, hoa đực và cái khác gốc, hoa cái lớn hơn hoa đực. Hoa màu vàng trắng, phần lớn các hoa nhỏ tụ lại thành tán hoặc thành chùm. Cuống hoa thô và to, bề mặt cuống có nhiều lông màu nâu mềm, mịn.
Ngô thù du là quả của cây thù du, được thu hoạch lúc gần chín và được phơi/sấy khô. Quả có hình cầu dẹt với đường kính 6mm và chiều dài 3mm. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín màu đỏ tím, trên quả có những đốm tinh dầu như ở lá. Quả thường gồm 5 lá noãn, mỗi ô quả có dạng hình trứng với đường kính cỡ 4 mm, dài 5 - 6mm, màu đen bóng.
Ngô thù du ra hoa vào tháng 6 đến 8 và kết quả vào tháng 9 đến 10.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ngô thù du phân bố nhiều ở Trung Quốc, tại Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam...
Trước đây chưa thấy ngô thù du ở Việt Nam. Đến năm 1963, cửa hàng dược phẩm Phó Bảng (Hà Giang) đã phát hiện người dân ở đây dùng nó để trị nóng sốt, đau bụng và gọi là xà lạp hoặc ngô thù. Ngày nay, có thể tìm thấy ngô thù du tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn…
Quả ngô thù du được thu hái vào tháng 9 - 10, khi quả còn màu xanh hay hơi vàng xanh, chưa tách ra. Sau đó quả được phơi nắng hoặc sấy tới khi khô.
Bộ phận sử dụng
Quả ngô thù du gần chín, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Ô dược (Rễ) hoạt chất của Thuốc Đại tràng- F
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ô dược, Bàng kỳ; Thai ô dược; Thổ mộc hương; Kê cốt hương; Bàng tỵ; Thiên thai ô dược; Ô dược nam; Cây dầu đắng.
Tên khoa học: Lindera myrrha Merr thuộc Họ Long não – Lauraceae.
Tên đồng nghĩa: Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetrahthera trinervia Sprens., Daphnidium myrrha Nees.
Đặc điểm tự nhiên
Ô dược là một cây bụi nhỏ, cao từ 1,3 đến 1,4m. Cây có nhiều nhánh non dầy, lông hoe. Cành già gầy, không lông, màu đen nhạt. Rễ cây Ô dược mập, rắn chắc. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu vàng hoặc màu nâu vàng nhạt, bên trong có màu trắng ngà, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc.
Lá cây mọc so le, phần đầu chóp nhọn dài, hình xoan hoặc hình bầu dục, chiều dài từ 6 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 2,5cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới thì ngược lại, tuy nhiên lúc về già thì không có lông và cứng lại. Mặt dưới lá hơi mốc, hai gân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá đến chóp phiến, mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống lá dài từ 7 đến 15mm, gầy, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên hõm thành rãnh.
Hoa có màu hồng nhạt, tán đơn ở nách lá, hợp thành tán nhỏ, đường kính từ 3 đến 4mm, bầu có lông. Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ, chứa 1 hạt.
Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Mùa ra hoa từ tháng 2 đến tháng 3.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Ô dược mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau khai thác hay ở độ cao dưới 500m. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc và được trồng, phân bố nhiều ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa (miền Trung); Hòa Bình, Hà Tây (miền Bắc); Lâm Đồng, Cần Thơ (miền Nam).
Cách chế biến rễ Ô dược:
-
Theo trung y: Thu hái các rễ có từng đốt nối liền nhau (rễ đuôi chuột không dùng), bỏ vỏ lấy lõi, sao qua hay mài thành bột.
-
Theo nhân dân Việt Nam: Rễ sau khi thu hái, đem rửa sạch, ủ mềm, để ráo, xóc với giấm, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Có thể đem mài lấy 2 – 4g pha với nước thuốc thang đã sắc để uống.
Ô dược dễ mốc mọt, nên cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng là rễ và quả. Cây Ô dược có thể thu hái quanh năm, nhưng thời gian tốt nhất vào giai đoạn thu đông hay đầu xuân.
Sau khi thu hoạch, rễ cây Ô dược được cắt bỏ rễ con, rửa sạch, ủ mềm, phơi khô, để ráo, thái lát phơi khô hay tán thành bột mịn.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Đại tràng- F đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này