Thuốc Phong Thấp Vương
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 12 viên, Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 12 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Phong Thấp Vương được sản xuất từ các hoạt chất Bột mã tiền chế 50mg, Thương truật 20mg, Hương phụ 13mg, Mộc hương 8mg, Địa liền 6mg, Quế chi 3mg với hàm lượng tương ứng 50mg, 20mg, 13mg, 8mg, 6mg, 3mg
Mô tả Địa liền (Thân rễ) hoạt chất của Thuốc Phong Thấp Vương
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Địa liền (Thân rễ).
Tên khác: Sơn nại; Tam nại; Sa khương.
Tên khoa học: Kaempferia galanga L.
Họ: Zingiberaceae (Gừng).
Đặc điểm tự nhiên
Cây thân thảo, sống lâu năm, không thân. Thân rễ có nhiều củ nhỏ, củ hình trứng mọc liên tiếp nhau, có rất nhiều vân ngang.
Có 2 - 3 cái lá hình trứng gần tròn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn, mép mỏng màu đỏ, hai mặc có nhiều chấm hình tròn, xòe rộng sát mặt đất, đầu tù rồi thuôn nhọn, gốc thuôn hẹp thành một cuống ngắn rộng có rãnh, phiến lá dài 8 - 10cm, rộng 6 - 7cm.
Cụm hoa không có cuống, nằm giấu trong bẹ lá; lá bắc hình mũi mác nhọn; hoa 6 - 12 cái, xếp thành hình cái bánh xe, hoa có màu trắng và có đốm tím ở giữa; đài có 3 răng dài, hẹp và nhọn; tràng có ống, dài mang 3 thùy; nhị không có chỉ nhị, bao phấn có 2 ô song song; có nhị lép, cánh môi to chẻ thành 2 thùy. Toàn cây nhất là phần thân rễ có mùi thơm và vị nóng.
Mùa hoa quả: tháng 5 đến tháng 7.
Cần tránh bị nhầm lẫn với cây Kaempferia angustifolia mà người dân ở Phú Thọ cũng gọi với tên Địa liền.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, có 9 - 10 loài ở nước ta. Cây còn mọc ở Campuchia, Lào, Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây, Vân nam, Đài Loan), Malaixia, Ấn Độ.
Thu hái:
Từ tháng 12 - 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.
Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là thân rễ. Được thu hái vào mùa đông, rửa sạch rồi phơi khô, không được sấy bằng than.
Mô tả Hương phụ (Thân rễ) hoạt chất của Thuốc Phong Thấp Vương
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Cây Cỏ cú; củ gấu.
Tên khoa học: Cyperus rotundus L.
Họ: Cyperaceae (Cói).
Đặc điểm tự nhiên
Hương phụ, loại cỏ sống lâu năm, cao 20 cm đến 60cm, thân rễ phát triển thành củ, củ lớn hay nhỏ tùy theo phát triển ở vùng đất rắn hay đất xốp, ở vùng đất ven biển củ to và dài còn được gọi là hải phụ dương (Hương phụ vùng biển).
Lá Hương phụ nhỏ và hẹp, có gân nổi lên ở giữa lưng, lá cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân.
Khoảng tháng 6, có từ 3 đến 8 chùm hoa hình tán, màu nâu xám ở ngọn cây, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài khoảng 2 mm, nhụy Hương phụ có đầu núm chia làm 2 nhánh. Quả ba cạnh, có màu xám.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hương phụ mọc hoang khắp các bờ ruộng, ven đường. Ở vùng ven biển, đất cát tơi xốp, củ phát triển lớn hơn nên dễ đào hơn. Đối với người nông dân, đây là một loại cỏ dại rất khó diệt, chỉ cần một đoạn thân rễ nhỏ là đủ mọc và phát triển mạnh. Hương phụ còn mọc ở các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia.
Hương phụ hiện tại chỉ thu hoạch dựa vào các nguồn tự nhiên hoang dã; không nuôi trồng. Có thể kết hợp làm cỏ trong vườn, trong đồng ruộng để thu hoạch Hương phụ hoặc thu hoạch riêng mình nó. Thường hay thu hoạch củ Hương phụ vào mùa xuân nhưng nếu thu hoạch củ vào mùa thu thì củ sẽ chắc và tốt hơn.
Sau khi đào cả cây về, đem phơi khô, chất thành đống, rồi đốt. Cả lá và rễ cháy hết, phần củ còn lại đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Khi dùng có thể dùng sống (tức là củ đã chế biến như trên, dùng ngay), sắc hoặc tán thành bột rồi ngâm rượu hoặc đem chế biến rồi dùng. Các lương y thường xử lý nó theo những cách phức tạp trước khi sử dụng. Kinh nghiệm cho thấy rằng không cần phải xử lý thêm mà dùng vẫn rất tốt.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ của cây hay còn gọi là củ Hương phụ.
Mô tả Mã tiền (Hạt) hoạt chất của Thuốc Phong Thấp Vương
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mã tiền (Hạt).
Tên khác: Phan mộc miết; Mắc sèn sứ; Củ chi…
Tên khoa học: Strychnos pierriana A.W.Hill. hoặc Strychonos nux vomina L.
Đặc điểm tự nhiên
Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại mã tiền:
-
Cây mã tiền là một cây có chiều cao trung bình, mọc thẳng vỏ có màu xám, đối với cây non mới mọc có nhiều gai. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá có hình bầu dục, cuồng ngắn, hai đầu hơn nhọn, gân lá có hình lông chim. Hoa có màu hồng, nhỏ, hợp thành xim hình tán đều, lưỡng tính, tràng và đài hoa có 5 cánh, đài hình phễu với 5 răng hình ba cạnh.
-
Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; các hạt có kích thước và hình dạng không đồng đều, có hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính hạt từ 1,2cm đến 2,5cm, dày 0,4cm đến 0,6cm, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa ra xung quanh. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhỏ cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.
-
Còn có một số loại mã tiền đang được trồng ở miền Bắc nước ta chủ yếu là dây leo, chưa xác định rõ được tên khoa học. Các loại mã tiền này có đường kính thân từ 10 - 15cm, chiều dài thân khoảng 30 - 40m.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hiện nay, mã tiền (hạt) mới xuất hiện tại miền Nam nước ta, chiết hạt mã tiền để lấy strychnin. Ở Việt Nam, mã tiền có nhiều nhất ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Gia Lai, Đắk Lắk.
Mã tiền sinh sống và phát triển tốt ở môi trường nhiệt đới, nhiệt độ khoảng 24 - 26 độ C.
Một số cách chế biến mã tiền phổ biến được dùng ở nước ta:
-
Dùng nước vo gạo để ngâm hạt một ngày đêm cho tới khi hạt mềm, bóc vỏ rồi thái mỏng, sấy khô sau đó tán nhỏ.
-
Dùng dầu vừng đun sôi với hạt mã tiền cho tới khi hạt mã tiền nổi lên trên thì lấy ra ngay (nếu để quá lâu, hạt sẽ bị cháy và mất công dụng). Hạt đã mềm nên dễ dàng thái nhỏ đem phơi khô được sử dụng làm thuốc.
-
Dùng nước thường hay nước vo gạo ngâm hạt mã tiền cho tới mềm. Sau khi hạt đã mềm, bóc hết vỏ, tách riêng từng phần lông, vỏ và nhân, không để chung. Sao từng phần vỏ, lông và nhân sau đó tán nhỏ từng thành phần riêng. Dùng cách này để chữa bệnh chó dại.
-
Thu hoạch hạt mã tiền vào mùa đông, hái những quả già, tách ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50°C đến 60°C cho đến khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng được là hạt, thu hái từ quả chín, phơi hoặc sấy khô dùng chiết xuất strychnin.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Phong Thấp Vương đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này