Thuốc Mát gan giải độc

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-0823-06
Thành phần:
Dạng bào chế:
Chai
Đóng gói:
Hộp 1 chai 280ml thuốc nước
Xuất xứ:
Việt Nam
Đơn vị đăng ký:
Bào chế đông dược Dược Phát

Video

Bài viết này Thuocviet xin giới thiệu tới bạn Thuốc Mát gan giải độc được công ty Bào chế đông dược Dược Phát xin cấp phép hoạt động và đã được tiếp nhận 20/07/2015 (số đăng ký là VD-0823-06). Và, Bào chế đông dược Dược Phát cũng chính là công ty kê khai trong nước cho sản phẩm này. Thuốc có chứa hoạt chất Long đởm thảo, sài hồ, nhân trần, kim ngân hoa, hoàng cầm, sinh địa, trạch tả, chi tử, đương qui, xa tiền tử, cam thảo tốt cho sức khỏe, hàm lượng của hoạt chất đã được nghiên cứu và sử dụng ở mức phù hợp , không gây hại cho sức khỏe (người dùng nên tuân thủ đúng liều dùng được khuyến cáo). Thuốc được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo đạt chuẩn chất lượng khi tới tay người tiêu dùng. Vì thế, đơn vị được chọn để sản xuất thuốc cũng là nơi uy tín Dược Phát Việt Nam. 99000 vnđ/Chai là giá bán buôn của Chai Thuốc Mát gan giải độc theo công bố củacục quản lý dược.

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 280ml thuốc nước (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Mát gan giải độc được sản xuất từ các hoạt chất Long đởm thảo, sài hồ, nhân trần, kim ngân hoa, hoàng cầm, sinh địa, trạch tả, chi tử, đương qui, xa tiền tử, cam thảo với hàm lượng tương ứng

Mô tả Cam thảo hoạt chất của Thuốc Mát gan giải độc

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cam thảo.

Tên khác: Lộ thảo, Cam thảo bắc.

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. Đây là một loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 100 cm. Rễ dài màu vàng nhạt. Cơ thể có lông ngắn, mềm. Lá mọc so le, kép, có lông chim lẻ, gồm 9 - 17 lá chét hình bầu dục, nguyên. Cụm hoa ở nách lá, hoa nhỏ hơn, màu hoa oải hương. Vỏ quả cong hình lưỡi liềm, dài 3 - 4 cm, rộng 6 - 8 mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2 - 8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng.

Loài Cam thảo nhẵn – Glycyrrhiza glabra L. cũng thường được sử dụng. Cây cao 1 - 1,5 m, cũng có rễ dài màu vàng nhạt. Lá kép lông chim lẻ có lá chét nguyên với hình trái xoan tù. Hoa nhỏ hợp thành chùm dài mọc đứng màu lơ tím sáng. Quả đậu dẹp thuôn, thẳng, hoặc hơi cong, không có lông, nhỏ hơn loài trên và chỉ chứa 2 - 4 hạt tròn.

Cam thảo còn được gọi là Lộ thảo, Cam thảo bắc

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây ôn đới Âu Á, phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Afghanistan, Iran... Tai đã nhập giống từ Trung Quốc và Nga về trồng thử nghiệm ở Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Nội, Hải Tây nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Ở nước ta, Cam thảo có thể nở hoa sau 3 năm sinh trưởng, nhưng năng suất thấp. Đến 5 tuổi cây ra hoa nhiều và cho quả cao hơn. Thời kỳ ra hoa nói chung là tháng 6 - 7, thời kỳ đậu quả là tháng 8 - 9. Người ta thu hoạch Cam thảo vào khoảng năm thứ năm, thường vào mùa đông khi cây chết. Tại thời điểm này, bộ rễ đã chắc, nặng, nhiều bột và chất lượng tốt. Dùng bàn chải để loại bỏ đất. Phân loại thành lớn, nhỏ và khô. Khi khô 50%, bó thành từng bó, sau đó phơi khô chỉ cắt phần ngọn, không lấy rễ nên vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ rất đẹp. Thường dùng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo, bột Cam thảo:

  • Sinh thảo: Rửa sạch nhanh rồi đồ mềm, cắt thành lát mỏng 2mm lúc còn nóng; nếu không kịp cắt thì cho ngay vào nước lã, ủ cho mềm để khi cắt được dễ dàng. Sau đó, mang sấy hoặc phơi khô.
  • Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi đem tẩm mật (1kg Cam thảo phiến thì dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao cho vàng thơm. Nếu dùng ít, có thể thái thành khúc 5 – 10cm, cuộn vài lần bằng giấy bản, nhúng qua nước cho đủ ướt rồi vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi xém thì bỏ giấy, cắt lát mỏng.
Cam thảo có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, cắt miếng tròn. Sau đó sấy khô, nghiền thành bột mịn vừa. Bảo quản trong thùng kín và để nơi khô ráo.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Cam thảo là rễ và thân rễ.

Mô tả Chi tử hoạt chất của Thuốc Mát gan giải độc

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Chi tử.

Tên khác: Dành dành; Sơn chi; Sơn chi tử.

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).

Đặc điểm tự nhiên

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6 - 9 góc, có 2 - 5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Cây Dành dành

Phân bố, thu hái, chế biến

Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, Dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại tạp, đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.

Chi tử sao vàng: Lấy dược liệu khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.

Chi từ sao xém (Tiêu chi tử): Lấy dược liệu khô, dùng lửa vừa sao đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, mặt bẻ màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước, lấy ra phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Quả chín được thu hái vào tháng 8 - 10 ngắt bỏ cuống phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo dược điển đông y Trung Quốc 1963, quả phải nhúng nước sôi hoặc đem đồ nửa giờ, rồi mới lấy ra phơi khô. Nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy, ta được Chi tử nhân. Quả hình trứng hay hình thoi, dài 2 - 4cm, đường kính 1 - 2cm. Mặt ngoài màu cam đến nâu đỏ, có khi xám nâu đến đỏ xám hơi bóng, có 5 - 8 đường gờ chạy dọc theo quả. Vỏ quả mỏng, nhiều hạt xếp xít nhau thành một khối hình cầu hay quả trứng. Hạt mỏng hình cầu dẹt mặt ngoài hình màu cam đến vàng nâu. Tùy theo cách sử dụng, có thể phơi khô dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tá hỏa hoặc sao đen để cầm máu.

Lá thu hái quanh năm dùng tươi.

Hạt cây dành dành, còn gọi là Chi tử

Mô tả Hoàng cầm (Rễ) hoạt chất của Thuốc Mát gan giải độc

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Hoàng cầm (rễ).

Tên khác: Hủ trường; Không trường; Túc cầm; Hoàng văn; Kinh cầm; Đỗ phụ; Nội hư; Ấn dầu lục; Khổ đốc bưu; Đồn vĩ cầm; Thử vĩ cầm; Điều cầm; Khô cầm; Bắc cầm; Phiến cầm; Khô trường; Lý hủ thảo; Giang cốc thụ; Lý hủ cân thảo; Điều cầm; Tử cầm; Đạm tử cầm; Đạm hoàng cầm; Tửu cầm; Đông cầm; Hoàng kim trà; Lạn tâm hoàng.

Tên khoa học: Scutellaria baicalensis, họ Lamiaceae (Hoa môi).

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng cầm cao khoảng tầm 20 đến 50 cm, là loại thân thảo nhưng sống lâu năm, rễ Hoàng cầm phình to thành dạng hình chùy, bên ngoài thân rễ màu vàng sẫm, bẻ ra bên trong có màu vàng.

Thân Hoàng cầm dạng thân vuông đặc trưng cho họ hoa môi, mọc đứng, thân nhẵn hoặc có lông ngắn. Hoa màu lam tím, mọc thành 2 bông ở đầu cành, cánh hoa 2 môi và 4 nhị (có 2 nhị lớn dài hơn tràng), nhị màu vàng, bầu có 4 ngăn. Lá hoàng cầm mọc đối, không có hoặc cuống rất ngắn; phiến lá hơi tù, hình mác hẹp, mép nguyên, lá dài khoảng 1,5 đến 4cm, rộng khoảng 3 đến 8 mm.

Hoa Hoàng cầm có màu tím rất đẹp

Phân bố, thu hái, chế biến

Hoàng cầm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đang được thí nghiệm để di thực vào Việt Nam ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, hiện tại Hoàng cầm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc từ các tỉnh như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà nam, Vân Nam, Hà Bắc, Nội Mông. Tại Liên Xô cũ Hoàng cầm mọc hoang được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp.

Hoàng cầm thu hoạch vào mùa xuân, người ta đào lấy rễ về cắt rễ con, rửa sạch cát đất, sau đó đem phơi khô, cạo bỏ vỏ; phơi hoặc sấy khô đều được.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là rễ củ – Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm. Rễ Hoàng cầm được chia thành hai loại: Loại rễ non ở giữa cứng chắc, mịn, ngoài màu vàng trong màu xanh vàng được gọi là điều cầm; loại rễ già bên trong màu đen rỗng, bên ngoài màu vàng gọi là khô cầm. Rễ Hoàng cầm nào to hơn ngón tay là loại tốt.

Bộ phận sử dụng được của Hoàng cầm là rễ củ

Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Mát gan giải độc đang được ThuocViet cập nhật


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ