Thuốc Cao lỏng Thạch lâm thông
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 280 ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Cao lỏng Thạch lâm thông được sản xuất từ các hoạt chất Chai 280 ml cao lỏng chứa các chất được chiết từ: Kim tiền thảo 100 g, Thục địa 30 g, Trạch tả 20 g với hàm lượng tương ứng
Mô tả Kim tiền thảo hoạt chất của Thuốc Cao lỏng Thạch lâm thông
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim tiền thảo.
Tên khác: Đồng tiền lông; Mắt trâu; Vảy rồng; Dây sâm lông; Bươm bướm; Cỏ đồng tiền vàng.
Tên khoa học: Desmodium styracifolium, họ đậu Fabaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Kim tiền thảo là cây dạng thân thảo, mọc bò về sau thì dạng đứng thẳng, cây cao tầm 0,3 đến 0,5m. Thân và lá có lông tơ trắng, ngọn non dạng dẹt, có khía. Lá Kim tiền thảo có lông, mọc ó le, gồm 1 hoặc 3 lá chét hình tròn (1 lá chét là phổ biến hơn), gốc lá bằng hoặc dạng hình tim, đầu lá tù hoặc lõm vào; mặt trên lá có màu lục xám nhạt, gân lá rất rõ, mặt dưới lá phủ nhiều lông trắng màu bạc, mềm mịn tương tự nhung, cuống lá dài khoảng 1 - 2cm.
Hoa màu hồng hoặc hồng tím, cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành từng chùm, lá bắc rụng sớm, đài hoa dạng đài 4 răng đều, có lông ngắn, tràng hình bầu dục, nhị 2, bầu hơi có lông. Quả đầu cong, hạt có lông. Mùa ra hoa và quả của Kim tiền thảo từ tháng 3 đến tháng 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Kim tiền thảo được tìm thấy phổ biến ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào. Tại Việt nam, thường tìm thấy Kim tiền thảo tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc, các vùng núi thấp, các tỉnh từ Nghệ An trở ra bắc. Một số tỉnh tại Việt Nam có nhiều Kim tiền thảo bao gồm các tỉnh như: Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình. Tuyên Quang…
Kim tiền thảo dạng cây ưa ẩm, ưa sáng, tuy nhiên chúng cũng có khả năng sống tại các vùng khô hạn. Kim tiền thảo mọc thành từng đám ven những nương rẫy mới bỏ hoang hoặc nhưng vùng ven rừng. Kim tiền thảo ra hoa quả hàng năm, khi quả chín hạt tự mở để thoát ra ngoài để tiếp tục lớn lên và sinh trưởng ở những vùng đất khác. Vào mùa đông cây rụng lá và tàn lụi. Cây con bắt đầu đâm chồi mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
4 - 5 năm trở lại đây, do khai thác liên tục, nguồn Kim tiền thảo ở Việt Nam giảm đi rõ rệt. Một số vùng trước kia có nhiều như huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Đại Từ (Thái Nguyên), ngày nay trở nên hiếm.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là phần trên mặt đất, thu hái vào mùa hạ, thu, loại tạp chất, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Trạch tả hoạt chất của Thuốc Cao lỏng Thạch lâm thông
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây trạch tả.
Tên khác: Cây mã đề nước, mad-dog weed (Anh), alisma, common water plantain, plantain d’eau (Pháp).
Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica L. var. Orientalis Samuelsson. Thuộc họ Trạch tả Alismataceae.
Cây trạch tả trong tự nhiênĐặc điểm tự nhiên
Cây trạch tả là một loại cây thảo nhỏ, cao khoảng 40 - 50cm. Thân rễ của cây có hình dạng cầu hoặc con quay, màu trắng, nạc. Các lá của cây có cuống dài, bè to mọc ốp vào nhau và xoè ra giống như hình hoa thị. Phiến lá của cây có hình trái xoan hoặc hình trứng, với mép lá nguyên và lượn sóng. Kích thước của lá khoảng 5 - 7 hình cung.
Cụm hoa của cây trạch tả mọc trên một cáng thẳng dài, có thể đạt đến 1m thành chuỳ có nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ dần về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những chuỳ nhỏ. Hoa lưỡng tính, có thể có màu trắng hoặc hồng. Đài hoa có 3 răng màu lục và tồn tại cho đến khi thành quả. Tràng hoa có 3 cánh có một cựa màu vàng nhạt, rất mỏng và rụng sớm. Nhị 6 - 9, dẹt, bầu nhiều ô xếp thành một vòng, mỗi ô chứa một noãn, vòi nhuỵ mảnh dễ rụng.
Quả của cây có hình bế, dạng màng, và vẫn còn đài tồn tại.
Mùa hoa quả: Tháng 10 đến tháng 12.
Lá và hoa của cây trạch tảPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Chi Alisma L. có khoảng 10 loài, phân bố rải rác từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.) và loài A canaliculatum Braun et Bouché có ở Triều Tiên.
Cây trạch tả có nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Đi đôi với quần thể trạch tả trồng ở nhiều điểm thuộc các nước trên, người ta còn tìm thấy cây mọc tự nhiên trên các vùng ruộng hoặc ao hồ. Ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Hà Tây, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên. Về nguồn gốc của cây trạch tả, không rõ được thuần hoá từ cây mọc từ tự nhiên hay lấy giống từ nước ngoài.
Trạch tả là cây thuỷ sinh, có phần thân rễ sống ngập trong bùn, toàn bộ phần thân lá vượt khỏi mặt nước. Vì vậy, chiều dài của lá (cuống lá là chính) phụ thuộc vào mức độ bị ngập nước. Hoa trạch tả phải ở trên mặt nước mới thụ phấn được. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, phát tán nhờ nước. Sau mùa hoa quả, phần trên mặt nước tàn lụi.
Thu hái và chế biến
Cây trạch tả được thu hái một năm 2 vụ: Vụ tháng 6 và vụ tháng 12 (nếu không lấy giống thì cắt bỏ hoa cho to củ). Nhổ cả cây, lấy củ, cắt thân lá, gọt sạch rễ con, rửa sạch đất cát, sấy nhẹ, hay phơi khô, khi dùng thái phiến dầy 1 - 3mm. Nếu củ khô cứng quá thì phải ngâm, ủ mềm rồi thái, phơi khô.
Trạch tả sao vàng: Đem phiến trạch tả sao nhỏ lửa đến khi toàn bộ bề mặt hơi vàng.
Trạch tả trích muối: Chuẩn bị trạch tả 10kg, muối 300kg. Đem muối hoà thành dung dịch, đủ để tẩm vào trạch tả, ủ 30 phút cho ngấm hết. Sao nhỏ lửa tới bề mặt hơi vàng hoặc vàng đậm. Có thể sao trạch tả tới vàng, rồi phun dung dịch muối vào. Tiếp tục sao đến khô.
Vị thuốc trạch tảBộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của cây trạch tả là thân rễ.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Cao lỏng Thạch lâm thông đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này