Thuốc ích tràng Naphar - Nam Hà
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên nang cứng (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc ích tràng Naphar được sản xuất từ các hoạt chất Cao Hoàng đằng, Cao Cỏ sữa lá nhỏ, Cao Lá mơ tam thể với hàm lượng tương ứng
Mô tả Cỏ sữa lá nhỏ hoạt chất của Thuốc ích tràng Naphar
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cỏ sữa lá nhỏ.
Tên khác: Cẩm địa; Vú sữa đất; Cỏ sữa đỏ; Thiên căn thảo; Nhả nậm mòn; Nhả nực nọi; Chạ cam.
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu).
Đặc điểm tự nhiên
Cỏ sữa lá nhỏ là cây thân thảo, sống hằng năm hoặc sống lâu năm. Cây có nhựa mủ. Thân và cành có sữa lá nhỏ màu tím hoặc nâu, thân nhỏ mảnh. Cây phân nhánh mọc lan rộng trên mặt đất, vỏ ngoài có lông rất nhỏ.
Lá Cỏ sữa mọc đối, hình bầu dục, đầu lá tù, chiều dài 7m, bề rộng phiến lá 4mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Mặt trên và mặt dưới phủ lông mịn.
Hoa mọc thành cụm. Hoa hình chuông, bầu có lông.
Quả nang, có lông nhỏ phủ bên ngoài; hạt nhẵn bóng có 4 cạnh. Mùa hoa quả thường vào tháng 5 - 10.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cỏ sữa lá nhỏ phân bố nhiều ở khu vực nhiệt đới như: Châu Á (Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippin, Brunei, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam). Ngoài ra, Cỏ sữa lá nhỏ cũng tìm thấy ở một số nước vùng Nam Mỹ.
Ở Việt Nam, Cỏ sữa lá nhỏ phát triển rộng khắp các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo, trung du và miền núi.
Cỏ sữa lá nhỏ được thu hái vào mùa hè. Có thể cùng tươi hay phơi khô để dành dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của cây Cỏ sữa lá nhỏ là toàn cây.
Mô tả Hoàng đằng (Thân và Rễ) hoạt chất của Thuốc ích tràng Naphar
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoàng đằng (Thân và Rễ)
Tên khác: Vàng đắng; dây vàng; nam hoàng liên…
Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour
Đặc điểm tự nhiên
Tùy tác giả mà có người gộp 2 cây hoàng đằng Fibraurea tinctoria và Fibraurea recisa là một, nhưng có người lại phân thành hai loài khác nhau:
-
Hoàng đằng Fibraurea recisa, một loại cây mọc leo, thân to, cứng. Lá cứng, nhẵn mọc so le, dài từ 9cm đến 20cm, rộng từ 4cm đến 10cm, phiến lá dạng ba cạnh dài, phía dưới tròn, có ba gân chính rõ và hai gân cong; cuống dài 5 – 14cm có hai nốt phình lên, một ở phía dưới, một ở phía trên. Hoa mọc thành chùy, 2 - 3 lần phân nhánh, dài 30 – 40cm kẽ các lá đã rụng.
-
Loài Fibraurea tinctoria khác cây trên ở chỗ: Lá nhọn, chùy hai đến bốn lần ngắn hơn, phân nhánh hai lần.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hoàng đằng mọc hoang khắp nơi khắp các vùng núi ở nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa…
Hoàng đằng được thu hoạch quanh năm. Thu hoạch cả cây, cắt nhỏ từng đoạn thân hoặc chỉ lấy mỗi rễ. Nhưng thường dùng cả thân và rễ cắt thành từng đoạn ngắn 15 – 20cm, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.
Bộ phận sử dụng
Phần thân già và rễ của cây được sử dụng để làm vị thuốc.
-
Hoàng đằng phiến: Thái dược liệu thành phiến vát, dày 1 – 3mm, phơi hoặc sấy khô. Nếu rễ hay thân khô thì ngâm, ủ mềm, thái phiến vát như trên, rồi phơi hay sấy khô.
-
Hoàng đằng sao: Đem hoàng đằng phiến sao đến khô vàng.
Mô tả Mơ tam thể hoạt chất của Thuốc ích tràng Naphar
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mơ tam thể.
Tên khác: Dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu bì đống.
Tên khoa học: Paederia tomentosa L. (hoặc Paederia foetida L.), họ Cà phê - Rubiaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây mơ tam thể có dạng thân leo, thân non có màu xanh nhạt và thân già có màu nâu. Thân cây được bao phủ bởi nhiều lông tơ ngắn màu trắng. Khi thân cây bị vò nát, có mùi hôi khó chịu, và vì lý do này, một số vùng miền gọi cây này bằng cái tên "lá thúi địt".
Lá mơ tam thể mọc đối, gắn với thân bằng một cái cuống dài từ 2 đến 4 cm. Lá có thể có hình trứng hoặc hình mác dài, với một đầu nhọn và phần gốc lá tạo thành hình tim, cuống dài. Mặt trên của lá có màu xanh, trong khi mặt dưới có màu tím tía. Các đường gân lá rõ nét và có nhiều lông tơ mịn. Lá thường bị nấm Aecidium paederia ăn hại.
Cây mơ tam thể thường ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Hoa mọc xen kẽ giữa các lá và thành từng chùm. Hoa màu tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kéo ở kẽ lá hoặc đầu cành với 5 cánh nhỏ phía trên màu trắng.
Quả của cây chín vào tháng 8 trở đi, có hình cầu và màu vàng nâu, có bề mặt bóng. Quả chứa 2 nhân dẹp màu nâu đen.
Cây mơ tam thểPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây mơ tam thể là một loại cây phổ biến ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia. Nó thường mọc tự nhiên trong các khu rừng và bụi rậm, và có khả năng thích nghi với mọi loại khí hậu và đất đai, làm cho nó dễ dàng phát triển. Ở nhiều nước, cây này cũng được trồng bởi người dân trong các hàng rào để thu hoạch lá để ăn và sử dụng trong việc chữa bệnh.
Thu hái: Lá mơ tam thể có thể thu hái quanh năm, do đó có thể được lấy bất kỳ lúc nào. Thân cây (hay còn gọi là dây mơ) thường được thu hoạch vào mùa hè. Rễ của cây thường được đào vào mùa đông hoặc mùa thu.
Chế biến: Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch và có thể được sử dụng tươi ngay hoặc được sấy khô để bảo quản.
Bộ phận sử dụng
Cây mơ tam thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ cả lá, thân và rễ. Tuy nhiên, trong số đó, lá mơ tam thể được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích này.
Lá mơ tam thể là bộ phận quen thuộc thường được sử dụng trong ăn uống và làm thuốcSản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này