Thuốc Hepaclean - Fito Pharma

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
V358-H12-10
Thành phần:
Dạng bào chế:
Chai
Đóng gói:
Hộp 1 chai x 80ml, 200ml thuốc nước uống, Hộp 1 chai x 80ml, 200ml thuốc nước uống
Xuất xứ:
Việt Nam
Đơn vị đăng ký:
FitoPharma

Video

Thuốc Hepaclean (SĐK V358-H12-10) đã được FitoPharma kê khai trong nước và gửi hồ sơ đăng ký xin cấp phép lưu hành trong thị trường Dược của Việt Nam. Sản phẩm được tiếp nhận hồ sơ ngày 14/04/2014. Chai Thuốc Hepaclean trên thị trường dược hiện nay là một trong những loại thuốc được tin dùng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và điều trị/hỗ trợ điều trị khá tốt vì chứa thành phần tốt cho sức khỏe với hàm lượng phù hợp Long đởm, Sài hồ, Trạch tả, Đương qui, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông,.. . Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất Thuốc Hepaclean là đơn vị uy tín Fito Pharma Việt Nam và 54494 vnđ/Chai chính là giá bán buôn số lượng lớn được kê khai với cục quản lý dược.

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 80ml, 200ml thuốc nước uống, Hộp 1 chai x 80ml, 200ml thuốc nước uống (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Hepaclean được sản xuất từ các hoạt chất Long đởm, Sài hồ, Trạch tả, Đương qui, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông,.. với hàm lượng tương ứng

Mô tả Chi tử hoạt chất của Thuốc Hepaclean

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Chi tử.

Tên khác: Dành dành; Sơn chi; Sơn chi tử.

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).

Đặc điểm tự nhiên

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6 - 9 góc, có 2 - 5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Cây Dành dành

Phân bố, thu hái, chế biến

Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, Dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại tạp, đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.

Chi tử sao vàng: Lấy dược liệu khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.

Chi từ sao xém (Tiêu chi tử): Lấy dược liệu khô, dùng lửa vừa sao đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, mặt bẻ màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước, lấy ra phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Quả chín được thu hái vào tháng 8 - 10 ngắt bỏ cuống phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo dược điển đông y Trung Quốc 1963, quả phải nhúng nước sôi hoặc đem đồ nửa giờ, rồi mới lấy ra phơi khô. Nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy, ta được Chi tử nhân. Quả hình trứng hay hình thoi, dài 2 - 4cm, đường kính 1 - 2cm. Mặt ngoài màu cam đến nâu đỏ, có khi xám nâu đến đỏ xám hơi bóng, có 5 - 8 đường gờ chạy dọc theo quả. Vỏ quả mỏng, nhiều hạt xếp xít nhau thành một khối hình cầu hay quả trứng. Hạt mỏng hình cầu dẹt mặt ngoài hình màu cam đến vàng nâu. Tùy theo cách sử dụng, có thể phơi khô dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tá hỏa hoặc sao đen để cầm máu.

Lá thu hái quanh năm dùng tươi.

Hạt cây dành dành, còn gọi là Chi tử

Mô tả Hoàng cầm (Rễ) hoạt chất của Thuốc Hepaclean

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Hoàng cầm (rễ).

Tên khác: Hủ trường; Không trường; Túc cầm; Hoàng văn; Kinh cầm; Đỗ phụ; Nội hư; Ấn dầu lục; Khổ đốc bưu; Đồn vĩ cầm; Thử vĩ cầm; Điều cầm; Khô cầm; Bắc cầm; Phiến cầm; Khô trường; Lý hủ thảo; Giang cốc thụ; Lý hủ cân thảo; Điều cầm; Tử cầm; Đạm tử cầm; Đạm hoàng cầm; Tửu cầm; Đông cầm; Hoàng kim trà; Lạn tâm hoàng.

Tên khoa học: Scutellaria baicalensis, họ Lamiaceae (Hoa môi).

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng cầm cao khoảng tầm 20 đến 50 cm, là loại thân thảo nhưng sống lâu năm, rễ Hoàng cầm phình to thành dạng hình chùy, bên ngoài thân rễ màu vàng sẫm, bẻ ra bên trong có màu vàng.

Thân Hoàng cầm dạng thân vuông đặc trưng cho họ hoa môi, mọc đứng, thân nhẵn hoặc có lông ngắn. Hoa màu lam tím, mọc thành 2 bông ở đầu cành, cánh hoa 2 môi và 4 nhị (có 2 nhị lớn dài hơn tràng), nhị màu vàng, bầu có 4 ngăn. Lá hoàng cầm mọc đối, không có hoặc cuống rất ngắn; phiến lá hơi tù, hình mác hẹp, mép nguyên, lá dài khoảng 1,5 đến 4cm, rộng khoảng 3 đến 8 mm.

Hoa Hoàng cầm có màu tím rất đẹp

Phân bố, thu hái, chế biến

Hoàng cầm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đang được thí nghiệm để di thực vào Việt Nam ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, hiện tại Hoàng cầm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc từ các tỉnh như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà nam, Vân Nam, Hà Bắc, Nội Mông. Tại Liên Xô cũ Hoàng cầm mọc hoang được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp.

Hoàng cầm thu hoạch vào mùa xuân, người ta đào lấy rễ về cắt rễ con, rửa sạch cát đất, sau đó đem phơi khô, cạo bỏ vỏ; phơi hoặc sấy khô đều được.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là rễ củ – Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm. Rễ Hoàng cầm được chia thành hai loại: Loại rễ non ở giữa cứng chắc, mịn, ngoài màu vàng trong màu xanh vàng được gọi là điều cầm; loại rễ già bên trong màu đen rỗng, bên ngoài màu vàng gọi là khô cầm. Rễ Hoàng cầm nào to hơn ngón tay là loại tốt.

Bộ phận sử dụng được của Hoàng cầm là rễ củ

Mô tả Long đởm (Hoa) hoạt chất của Thuốc Hepaclean

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Long đởm (hoa).

Tên khác: Đởm thảo; Thảo long đờm; Lăng du.

Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge, họ Gentianaceae (Long đởm).

Đặc điểm tự nhiên

Long đởm hoa thuộc dạng cây cỏ nhưng sống lâu năm, rễ nhiều, thân rễ ngắn, chiều cao cây khoảng 35 đến 60cm, đường kính thân từ 2 đến 3mm. Thân mọc đứng, đốt thân ngắn hơn so với chiều dài lá, thân dạng đơn hoặc có thể có 2 - 3 cành. Lá long đởm hoa không cuống, mọc đối, lá to dần từ phía dưới gốc cây lên phía trên, chiều dài lá từ 3 đến 8cm, chiều rộng lá từ 0,4 đến 3cm. Hoa long đởm hình cuống có màu xanh lam nhạt hoặc có thể sẫm, mọc thành chùm không cuống ở đầu cành hoặc kẽ những lá phía trên. Mùa hoa khoảng tháng 9 đến tháng 10, mùa quả khoảng tháng 10.

Cây và hoa Long đởm được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh

Phân bố, thu hái, chế biến

Long đởm hoa được trồng phổ biến tại Trung Quốc, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập tử Trung Quốc. Tại Trung Quốc, long đởm hoa mọc phổ biến ở các vùng như Hắc Long Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến. Tại Việt Nam, có thể tìm thấy long đởm hoa ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Long đởm hoa được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, nhưng mùa thu thu được chất lượng tốt nhất. Sau khi thu hoạch về rửa sạch cát và phơi khô bảo quản.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là hoa.

Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Hepaclean đang được ThuocViet cập nhật


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ