Thuốc Bổ gan P/H - Phúc Hưng

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-24998-16
Thành phần:
Hàm lượng:
1,25g, 1g, 0,25g
Dạng bào chế:
Viên
Đóng gói:
Hộp 1 lọ x 60 viên; Hộp 1 lọ x 100 viên; Hộp 2 vỉ, 5 vỉ x 20 viên, Hộp 1 lọ x 60 viên; hộp 1 lọ x 100 viên; hộp 2 vỉ x 20 viên; hộp 5 vỉ x 20 viên
Đơn vị đăng ký:
Sở Y tế Hà Nội

Video

Thuốc Bổ gan P/H là loại thuốc được (Dạng kê khai: đang cập nhật) bởi Sở Y tế Hà Nội, thuốc cũng được chính công ty này làm hồ sơ xin cấp phép lưu hành và được tiếp nhận đăng ký vào ngày 28/11/2018 (với mã VD-24998-16). Thuốc có giá bán dự kiến theo bản công bố của cục quản lý dược là khoảng 770 vnđ/Viên, tuy nhiên đây có thể không phải là mức giá bán ra thị trường, giá bán trên thị trường sẽ có sự thay đổi tùy theo từng thời điểm khác nhau. Hoạt chất Diệp hạ châu, Bồ bồ, Chi tử có trong Viên Thuốc Bổ gan P/H đã được Phúc Hưng sản xuất theo tỷ lệ phù hợp 1,25g, 1g, 0,25g, giúp mang lại hiệu quả khá tốt trong việc điều trị hay hỗ trợ điều trị bệnh.

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên; Hộp 1 lọ x 100 viên; Hộp 2 vỉ, 5 vỉ x 20 viên, Hộp 1 lọ x 60 viên; hộp 1 lọ x 100 viên; hộp 2 vỉ x 20 viên; hộp 5 vỉ x 20 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Bổ gan P/H được sản xuất từ các hoạt chất Diệp hạ châu, Bồ bồ, Chi tử với hàm lượng tương ứng 1,25g, 1g, 0,25g

Mô tả Bồ Bồ hoạt chất của Thuốc Bổ gan P/H

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bồ bồ.

Tên khác: Cây nhân trần; tuyến hương lam; chè nội; hoắc hương núi; nhân trần hoa đầu; chè đồng; chè cát.

Tên khoa học: Adenosma indianum (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Adenosma capitatum Benth.

Đặc điểm tự nhiên

Bồ bồ là loại cỏ cao từ 15 – 70 cm, sống một năm, có nhiều lông xồm trắng. Thân hình trụ, cứng, mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh, mang nhiều cành ngay từ gốc, thân nhẵn hoặc hơi có lông.

Lá cây mọc đối, có cuống, có lông xồm dài 1 – 9mm. Phiến lá hình trứng, hình bầu dục hay hình mác dài, dài từ 2 - 6 cm, rộng từ 0,5 – 2 cm, gần nhọn ở chóp, hình nêm và thon lại ở cuống, mép có răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống ngắn.

Cụm hoa ở ngọn, mọc thành bông, thường có hình cầu, rất nhiều hoa thường có 2 lá bắc dạng lá ở bên dưới, có lông như len màu trắng. Hoa nhỏ cỡ 0,5 – 3 x 1cm, không cuống. Đài cao 4mm, có lông xồm với 2 môi, 5 răng nhọn gắn đều; tràng màu xanh lơ nhẵn, có ống dài hơn đài, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thùy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu; nhị đính ở 1/3 phía trên của ống tràng; bầu nhẵn.

Cây bồ bồ có tên khoa học là Adenosma indiana (Lour.) Merr

Quả nang nhẵn, hình trứng, dài từ 3 đến 4 mm, có mũi nhọn ngắn, hạt nhỏ, nhiều.

Mùa ra hoa kết quả của bồ bồ từ tháng 4 đến tháng 7.

Phân bố, thu hái, chế biến

Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc hoang thành đám trên các vùng đồi thấp, các rừng thưa cây rụng lá, nơi trống có cát và cỏ, trong các đầm lầy và đất ẩm, từ vùng biển lên đến độ cao 1.200m hoặc bờ nương rẫy ở vùng trung du phía bắc. Có nhiều ở tại các tỉnh miền bắc Việt nam, nhiều nhất tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Hiện nay đã thấy cây phân bố ở các vùng miền nam Việt Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc, Xri Lanca, Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonexia, Philippin, Ấn Độ và Malaysia.

Chưa ai đặt vấn đề trồng cây bồ bồ. Cây được trồng bằng hạt. Hạt giống phát tán ra xung quanh, tồn tại qua đông trên mặt đất đến cuối mùa xuân năm sau mới nảy mầm.

Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây là lá, hoa đã phơi khô. Dược liệu được thu hái vào mùa hè thu, khi cây đang có hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm đến khô để dùng dần. Dược liệu được bó thành từng bó dài 25 – 30 cm, đường kính từ 5 – 6 cm, trọng lượng 40 – 60 g, gồm chừng 20 cây mang hoa buộc lại thành một bó. Có khi bó thành bó lớn hơn.

Mô tả Chi tử hoạt chất của Thuốc Bổ gan P/H

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Chi tử.

Tên khác: Dành dành; Sơn chi; Sơn chi tử.

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).

Đặc điểm tự nhiên

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6 - 9 góc, có 2 - 5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Cây Dành dành

Phân bố, thu hái, chế biến

Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, Dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại tạp, đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.

Chi tử sao vàng: Lấy dược liệu khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.

Chi từ sao xém (Tiêu chi tử): Lấy dược liệu khô, dùng lửa vừa sao đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, mặt bẻ màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước, lấy ra phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Quả chín được thu hái vào tháng 8 - 10 ngắt bỏ cuống phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo dược điển đông y Trung Quốc 1963, quả phải nhúng nước sôi hoặc đem đồ nửa giờ, rồi mới lấy ra phơi khô. Nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy, ta được Chi tử nhân. Quả hình trứng hay hình thoi, dài 2 - 4cm, đường kính 1 - 2cm. Mặt ngoài màu cam đến nâu đỏ, có khi xám nâu đến đỏ xám hơi bóng, có 5 - 8 đường gờ chạy dọc theo quả. Vỏ quả mỏng, nhiều hạt xếp xít nhau thành một khối hình cầu hay quả trứng. Hạt mỏng hình cầu dẹt mặt ngoài hình màu cam đến vàng nâu. Tùy theo cách sử dụng, có thể phơi khô dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tá hỏa hoặc sao đen để cầm máu.

Lá thu hái quanh năm dùng tươi.

Hạt cây dành dành, còn gọi là Chi tử

Mô tả Diệp hạ châu hoạt chất của Thuốc Bổ gan P/H

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Diệp hạ châu.

Tên khác: Chó đẻ thân xanh; Cây chó đẻ răng cưa; diệp hạ châu đắng; cây Cau trời.

Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schumach & Thonn. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây Diệp hạ châu

Đặc điểm tự nhiên

Diệp hạ châu là loài cây thân thảo, cao 20 – 30 cm, đôi khi có thể phát triển đến 60 – 70 cm, sống hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường có màu xanh và nhẵn nhụi.

Lá Diệp hạ châu hình bầu dục, mặt dưới màu xám nhạt, bên trên xanh lục nhạt, rộng 3 – 4 mm, dài 1 – 1,5 cm, mọc so le, xếp sát nhau thành hai dãy giống một lá kép lông chim; cuống lá rất ngắn.

Hoa đơn tính cùng gốc có cuống ngắn và mọc ở kẽ lá. Hoa đực có 6 lá dài, 3 nhị với chỉ nhị ngắn, xếp ở đầu cành; hoa cái có 6 lá đài, bầu hình trứng và xếp ở cuối cành.

Quả dạng nang, mọc rủ xuống ở dưới lá, hình cầu, hơi dẹt, có gai nhỏ và khía mờ. Hạt Diệp hạ châu hình 3 cạnh.

Mùa hoa nở thường vào tháng 4 – 6; và cho quả vào tháng 7 – 9.

Quả cây Diệp hạ châu mọc rủ dưới lá

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi Phyllanthus L. có nhiều loài, gồm những các cây bụi hay gỗ nhỏ đến cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á như Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, có khoảng 40 loài thuộc chi này, trong đó 2 loài Phyllanthus niruri L. và P. urinaria L. có hình dáng tương tự giống nhau, sinh trưởng ở khắp nơi trừ những vùng núi cao có nhiệt độ thấp.

Diệp hạ châu là cây ưa sáng và ưa ẩm và có thể chịu bóng, thường mọc lẫn với các cây khác trong các bãi cỏ, nương rẫy, vườn nhà, ruộng cao (đất trồng màu) hoặc đôi khi ở vùng đồi núi.

Thu hái và chế biến: Thu hái Diệp hạ châu quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ và mùa thu. Có thể dùng Diệp hạ châu tươi sau khi rửa sạch hoặc phơi gần khô rồi bó lại, tiếp tục phơi trong bóng râm (phơi âm can) đến khô hoàn toàn. Khi dùng, rửa qua nước để loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn 5 - 6cm và phơi khô. Có thể ép lá thành từng bánh để dễ vận chuyển.

Bảo quản: Để Diệp hạ châu ở nơi khô, tránh ẩm ướt và mốc mọt.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây Diệp hạ châu bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay sấy khô.

Dược liệu Diệp hạ châu khô


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ