Thuốc Bát vị - Fito Pharma
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Chai 40 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Bát vị được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô dược liệu 280mg tương đương: Thục địa 800mg, Hoài sơn 344mg, Sơn thù 344mg, Trạch tả 300mg, Phục linh 300mg, Mẫu đơn bì 244mg, Quế 36,67 mg, Phụ tử chế 16,67 mg. Bột mịn dược liệu gồm: Hoài sơn 56mg, Sơn thù 56mg, Mẫu đơn bì 56mg, Phụ tử chế 33,33 mg, Quế 13,33 mg với hàm lượng tương ứng
Mô tả Hoài Sơn hoạt chất của Thuốc Bát vị
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoài sơn.
Tên khác: Sơn dược; Khoai mài; Củ mài; Chính hoài.
Tên khoa học: Dioscorea persimilis, họ Dioscoreaceae (Củ Nâu).
Đặc điểm tự nhiên
Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ; mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 - 10cm, xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông, những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, rộng khoảng 6 -8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 - 3,5cm. Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 - 8, quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11.
Phân bố, thu hái, chế biến
Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang; vào những thời kỳ trước khi còn khó khăn người dân vẫn đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực ăn chóng đói. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến ngày nay, củ mài đã được trồng để chế hoài sơn - dược liệu trong các bài thuốc. Mùa thu hoạch củ mài chất lượng tốt nhất vào mùa thu đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 10 - 11 đến tháng 3 - 4). Sau khi thu hoạch củ mài, muốn có vị thuốc hoài sơn phải chế biến theo các bước như sau:
Củ mài sau khi thu hoạch về, sơ chế rửa sạch đất, gọt sạch vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, sau khi sấy lấy ra phơi khô thu được hoài sơn. Nhưng nếu muốn xuất khẩu thì hình dáng phải đẹp hơn nên công đoạn chế biến phức tạp hơn.
Củ mài sau khi thu hoạch về trong vòng 3 ngày phải chế biến ngay vì để lâu sẽ bị hư. Chế biến củ mài trải qua 3 giai đoạn:
Sấy diêm sinh lần thứ nhất:
Củ mài thu hoạch về sơ chế, gọt vỏ sau đó đem đi diêm sing (110kg củ mài tương đương dùng 2kg diêm sinh). Sắp xếp củ mài trong lò sấy thành hình cũi lợn để tất cả các củ đều được tiếp xúc với hơi diêm sinh. Ủ một đêm sau khi sấy diêm sinh 2 ngày 2 đêm, sau đó phơi với nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rửa sạch, đem phơi nắng cho khô.
Sấy diêm sinh lần thứ hai:
Tiếp tục sấy diêm sinh lần thức 2, sắp xếp hoài sơn vào lò tương tự như sấy diêm sinh lần 1, tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài dùng 1kg diêm sinh), cho đến khi củ mài mềm như chuối, nếu thấy chưa mềm thì tiếp tục sấy diêm sinh lại. Sau khi sấy xong, tiếp tục ủ trong 1 đêm, sau đó đem sửa chữa lại cho đều đặn bằng cách đặt lên ván lăn, lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Sau khi sửa xong, tiếp tục đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô; sửa lại lần nữa cho thật đẹp rồi lăn cho nhẵn bóng. Cuối cùng phơi lại cho thật khô. Đánh cho bóng bằng giấy ráp bằng cánh nhúng nhanh vào nước rồi đánh bóng.
Sấy diêm sinh lần thứ ba:
Sấy diêm sinh lần thứ ba, cứ 100kg củ mài dùng 200g diêm sinh, trước khi tiến hành sấy diêm sinh cần phân loại củ mài thành nhiều hạng khác nhau. Thời gian sấy diêm sinh lần thứ 3 là 1 ngày 1 đêm.
Đối với hoài sơn hạng nhất: 0,5kg hoài sơn tương đương 4 khúc.
Đối với hoài sơn hạng hai: 0,5kg hoài sơn tương đương 6 khúc.
Đối với hoài sơn hạng ba: 0,5kg hoài sơn tương đương 8 khúc.
Đối với hoài sơn hạng bốn: 0,5kg hoài sơn tương đương 10 khúc.
Đối với hoài sơn hạng năm: 0,5kg hoài sơn tương đương 12 khúc.
Đối với hoài sơn hạng sáu: 0,5kg hoài sơn tương đương 14 khúc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là rễ củ.
Mô tả Mẫu đơn bì (Vỏ rễ) hoạt chất của Thuốc Bát vị
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Mẫu đơn bì (Vỏ rễ).
Tên khác: Cortex Paeoniae suffruticosae; Cortex Moutan; Đan bì; Đơn bì; Đơn căn; Bạch lượng kim; Thử cô; Lộc cửu; Mộc thược dược; Mẫu đơn căn bì; Hoa tướng; Huyết quỷ.
Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr.
Họ: Paeoniaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Mẫu đơn là cây sống lâu năm, cao từ 1-1,5 m, rễ thường phát triển thành củ. Lá mọc so le với nhau, mỗi lá thường chia thành 3 lá chét, riêng lá chét giữa chia thành 3 thuỳ. Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới lá màu trắng nhạt vì có lông phủ lên. Hoa mọc đơn độc ở đầu mỗi cành, kích thước rất to, đường kính có thể đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, có mùi hương gần giống mùi hương của hoa hồng. Cuống hoa dài 6-10 cm.
Mẫu đơn bì (vỏ rễ) hình ống hoặc nửa hình ống, có khe nứt dọc, hai mép thường cuộn cong vào trong hoặc mở ra, dài 5-20 cm, đường kính 0,5-1,2 cm, dày 0,1-0,4 cm. Mặt ngoài màu nâu hay vàng nâu, có nhiều lỗ bì nằm ngang và vết sẹo rễ nhỏ, nơi tróc vỏ bẩn, có màu phấn hồng. Mặt trong của vỏ màu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vân dọc nhỏ, rõ, thường có nhiều tinh thể nhỏ sáng. Chất cứng giòn, dễ gãy. Mặt gãy gần phẳng, có tinh bột, màu phớt hồng. Vị hơi đắng và se. Mùi thơm đặc biệt.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Mẫu đơn nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được di thực sang châu Âu làm cây cảnh. Tại các nước này hoa nở vào khoảng tháng 5-7, ra quả vào khoảng tháng 7-8. Tại Việt Nam cây này mới được di thực trong phạm vi thí nghiệm ở vùng khí hậu mát.
Trước đây vào ngày gần Tết, nước ta có nhập từ Trung Quốc cả cây vào làm cảnh với giá rất cao. Gần đây thì ít nhập cây làm cảnh, mà chỉ nhập vỏ cây dùng làm thuốc. Hiện nay, điều kiện để di thực và giữ giống tốt hơn.
Tại Trung Quốc, vỏ rễ thu hoạch ở những cây đã trồng được 3-5 năm. Vào khoảng tháng 9 người ta đào lấy rễ, rửa sạch, xắt dọc vỏ rễ và phơi khô. Cách khác là trước khi xắt vỏ có thể dùng dao hay mảnh thủy tinh cạo sạch vỏ rồi mới khạy lấy vỏ phơi khô. Cách trên cho vị nguyên đơn bì, cách dưới cho vị quát đơn bì (mẫu đơn cạo vỏ). Có cách sơ chế khác là sao cho vàng đen gọi là mẫu đơn bì thán mới dùng.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ cây.
Mô tả Ô dược (Rễ) hoạt chất của Thuốc Bát vị
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ô dược, Bàng kỳ; Thai ô dược; Thổ mộc hương; Kê cốt hương; Bàng tỵ; Thiên thai ô dược; Ô dược nam; Cây dầu đắng.
Tên khoa học: Lindera myrrha Merr thuộc Họ Long não – Lauraceae.
Tên đồng nghĩa: Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetrahthera trinervia Sprens., Daphnidium myrrha Nees.
Đặc điểm tự nhiên
Ô dược là một cây bụi nhỏ, cao từ 1,3 đến 1,4m. Cây có nhiều nhánh non dầy, lông hoe. Cành già gầy, không lông, màu đen nhạt. Rễ cây Ô dược mập, rắn chắc. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu vàng hoặc màu nâu vàng nhạt, bên trong có màu trắng ngà, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc.
Lá cây mọc so le, phần đầu chóp nhọn dài, hình xoan hoặc hình bầu dục, chiều dài từ 6 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 2,5cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới thì ngược lại, tuy nhiên lúc về già thì không có lông và cứng lại. Mặt dưới lá hơi mốc, hai gân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá đến chóp phiến, mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống lá dài từ 7 đến 15mm, gầy, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên hõm thành rãnh.
Hoa có màu hồng nhạt, tán đơn ở nách lá, hợp thành tán nhỏ, đường kính từ 3 đến 4mm, bầu có lông. Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ, chứa 1 hạt.
Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Mùa ra hoa từ tháng 2 đến tháng 3.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Ô dược mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau khai thác hay ở độ cao dưới 500m. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc và được trồng, phân bố nhiều ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa (miền Trung); Hòa Bình, Hà Tây (miền Bắc); Lâm Đồng, Cần Thơ (miền Nam).
Cách chế biến rễ Ô dược:
-
Theo trung y: Thu hái các rễ có từng đốt nối liền nhau (rễ đuôi chuột không dùng), bỏ vỏ lấy lõi, sao qua hay mài thành bột.
-
Theo nhân dân Việt Nam: Rễ sau khi thu hái, đem rửa sạch, ủ mềm, để ráo, xóc với giấm, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Có thể đem mài lấy 2 – 4g pha với nước thuốc thang đã sắc để uống.
Ô dược dễ mốc mọt, nên cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng là rễ và quả. Cây Ô dược có thể thu hái quanh năm, nhưng thời gian tốt nhất vào giai đoạn thu đông hay đầu xuân.
Sau khi thu hoạch, rễ cây Ô dược được cắt bỏ rễ con, rửa sạch, ủ mềm, phơi khô, để ráo, thái lát phơi khô hay tán thành bột mịn.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Bát vị đang được ThuocViet cập nhật
Lịch sử đăng ký với cục quản lý dược của Thuốc Bát vị:
- SĐK: VD-23284-15- Quy cách đóng gói: Chai 40 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên - ngày đăng ký: 14/03/2016
- SĐK: V162-H12-13 - Quy cách đóng gói: Chai 40 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên nang - ngày đăng ký: 2016-02-16 14:15:46
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này