Trạch tả
Thuốc nước ÍCH MẪU ĐIỀU KINH
Thuốc nước PHONG THẤP THỦY
Thuốc KIDNEYTON - OPC
Thuốc KIDNEYCAP - OPC
Thuốc Viên sáng mắt - Nam Hà
Thuốc FITOBETIN F - Fito Pharma
Thuốc Hoàn lục vị địa hoàng
Thuốc Bát vị f - Fito Pharma
Thuốc Lục vi f - Fito Pharma
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây trạch tả.
Tên khác: Cây mã đề nước, mad-dog weed (Anh), alisma, common water plantain, plantain d’eau (Pháp).
Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica L. var. Orientalis Samuelsson. Thuộc họ Trạch tả Alismataceae.
Cây trạch tả trong tự nhiênĐặc điểm tự nhiên
Cây trạch tả là một loại cây thảo nhỏ, cao khoảng 40 - 50cm. Thân rễ của cây có hình dạng cầu hoặc con quay, màu trắng, nạc. Các lá của cây có cuống dài, bè to mọc ốp vào nhau và xoè ra giống như hình hoa thị. Phiến lá của cây có hình trái xoan hoặc hình trứng, với mép lá nguyên và lượn sóng. Kích thước của lá khoảng 5 - 7 hình cung.
Cụm hoa của cây trạch tả mọc trên một cáng thẳng dài, có thể đạt đến 1m thành chuỳ có nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ dần về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những chuỳ nhỏ. Hoa lưỡng tính, có thể có màu trắng hoặc hồng. Đài hoa có 3 răng màu lục và tồn tại cho đến khi thành quả. Tràng hoa có 3 cánh có một cựa màu vàng nhạt, rất mỏng và rụng sớm. Nhị 6 - 9, dẹt, bầu nhiều ô xếp thành một vòng, mỗi ô chứa một noãn, vòi nhuỵ mảnh dễ rụng.
Quả của cây có hình bế, dạng màng, và vẫn còn đài tồn tại.
Mùa hoa quả: Tháng 10 đến tháng 12.
Lá và hoa của cây trạch tảPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Chi Alisma L. có khoảng 10 loài, phân bố rải rác từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.) và loài A canaliculatum Braun et Bouché có ở Triều Tiên.
Cây trạch tả có nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Đi đôi với quần thể trạch tả trồng ở nhiều điểm thuộc các nước trên, người ta còn tìm thấy cây mọc tự nhiên trên các vùng ruộng hoặc ao hồ. Ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Hà Tây, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên. Về nguồn gốc của cây trạch tả, không rõ được thuần hoá từ cây mọc từ tự nhiên hay lấy giống từ nước ngoài.
Trạch tả là cây thuỷ sinh, có phần thân rễ sống ngập trong bùn, toàn bộ phần thân lá vượt khỏi mặt nước. Vì vậy, chiều dài của lá (cuống lá là chính) phụ thuộc vào mức độ bị ngập nước. Hoa trạch tả phải ở trên mặt nước mới thụ phấn được. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, phát tán nhờ nước. Sau mùa hoa quả, phần trên mặt nước tàn lụi.
Thu hái và chế biến
Cây trạch tả được thu hái một năm 2 vụ: Vụ tháng 6 và vụ tháng 12 (nếu không lấy giống thì cắt bỏ hoa cho to củ). Nhổ cả cây, lấy củ, cắt thân lá, gọt sạch rễ con, rửa sạch đất cát, sấy nhẹ, hay phơi khô, khi dùng thái phiến dầy 1 - 3mm. Nếu củ khô cứng quá thì phải ngâm, ủ mềm rồi thái, phơi khô.
Trạch tả sao vàng: Đem phiến trạch tả sao nhỏ lửa đến khi toàn bộ bề mặt hơi vàng.
Trạch tả trích muối: Chuẩn bị trạch tả 10kg, muối 300kg. Đem muối hoà thành dung dịch, đủ để tẩm vào trạch tả, ủ 30 phút cho ngấm hết. Sao nhỏ lửa tới bề mặt hơi vàng hoặc vàng đậm. Có thể sao trạch tả tới vàng, rồi phun dung dịch muối vào. Tiếp tục sao đến khô.
Vị thuốc trạch tảBộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của cây trạch tả là thân rễ.
Thành phần hoá học
Thành phần hóa học của trạch tả được xác định là khoảng 120 hợp chất bao gồm sesquiterpen kiểu guaiane, triterpen kiểu protostane, diterpen kiểu guaiane và kaurane, và một lượng nhỏ flavonoid, alkaloids, asparagine, phytosterol, axit béo và nhựa. Triterpenoids loại protostane chủ yếu bao gồm Alisols A - I và các dẫn xuất của chúng trong khi sesquiterpen kiểu guaiane bao gồm Alismol, Alismoxide, Orientalols A - F và Orientalols sulphate.
Liều dùng & cách dùng
Dùng trạch tả 6 - 12g mỗi ngày, sắc uống.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng cây trạch tả:
- Người thuộc chứng gan thận hư (suy nhược) tiểu tiện nhiều mà không có thấp nhiệt thì không được dùng.
- Bảo quản vị thuốc nơi khô ráo thoáng gió, đề phòng sâu mọt, cần phải xông diêm sinh.
- Tham khảo ý kiến của Bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa cước khí, bí ỉa đái, tức ngực, đầy bụng
Trạch tả 8g, binh lang 4g, xích phục linh 4g, chỉ xác 4g, mộc thông 4g, khiêm ngưu 6g, đem tán thành bột. Nấu với nước gừng tươi, hành ta mà uống.
Chữa ho, khó thở, nặng mặt
Trạch tả 20g, bạch truật 8g đem sắc uống nóng.
Chữa viêm thận cấp, đái ít, phù
Trạch tả, phục linh, hạt mã đề, trư linh, đều mỗi vị 12g. Đem sắc uống.
Chữa thuỷ thũng, cổ trướng
Trạch tả và bạch truật mỗi vị 15g, đem nghiền thành bột. Uống với nước sắc phục linh.
Chữa tiểu tiện khó do thử nhiệt
Trạch tả và xa tiền tử mỗi vị 10g, thông thảo 6g. Sắc nước uống.
Chữa mỡ máu cao
Trạch tả 3g, hoàng tinh 3g, hà thủ ô 3g, kim anh tử 3g, thảo quyết minh 6g, sơn tra 3g, tang ký sinh 6g, mộc hương 1g. Chế thành cao làm viên, mỗi viên tương đương 1.1g dược liệu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 8 viên.
Vị thuốc trạch tả được dùng để chữa mỡ máu cao