Hà thủ ô đỏ
Thuốc Hoàn mềm YÊU THỐNG HOÀN
Thuốc nước ÍCH MẪU ĐIỀU KINH
Thuốc EXTRACAP - OPC
Thuốc PHONG TÊ THẤP 200ML
Thuốc Vui - Vạn Xuân
Thuốc Xuan - Vạn Xuân
Thuốc Rheumapain f - Fito Pharma
Thuốc Sâm kỳ tinh - Thái Sơn
Thuốc Điều kinh hoàn - Nam Hà
Thuốc Bổ thận PV - Phúc Vinh
Thuốc Dưỡng khớp đông dược việt
Mô tả chung
Hà thủ ô còn được gọi với tên khác như dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô... Tuy nhiên, tên khoa học củ hà thủ ô Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ rau răm. Theo đông y, hà tu ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm nê ngoài tác dụng làm đen tóc, giúp bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng...Thành phần hóa học
Theo tây y thành phần các hợp chất trong hà thủ ô sống thường bao gồm:
7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều hợp chất khác.
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Do chứa các chất anthraquinone, hà thủ ô đỏ có thể kích thích ruột, làm tăng hoạt động của cơ trơn ruột. Khi sử dụng quá liều, các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy có thể xảy ra.
Ngoài ra, hà thủ ô đỏ có thể làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng và thuốc khác. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng và làm giảm hiệu quả điều trị của các thuốc khác.
Rối loạn mức độ điện giải, khiến tê bì chân tay
Hà thủ ô đỏ có nguy cơ gây nên tình trạng tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải nguy hiểm. Khi cơ thể mất đi lượng nước và các ion thiết yếu như natri, kali, canxi, hệ thống hoạt động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến một loạt các triệu chứng như khát nước, suy nhược, tê bì chân tay, co giật cơ.
Nếu không được bổ sung kịp thời, sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như suy tim, suy thận, suy hô hấp,...
Ngộ độc cho gan, thậm chí là ung thư gan
Các chất anthraquinone và emodin có tác dụng kích thích gan, sử dụng quá liều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc gan như vàng da, vàng mắt, đau bụng phải, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, hà thủ ô đỏ có khả năng gây ra các biến đổi gen trong tế bào gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Lưu ý
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng hà thủ ô đỏ, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:
- Liều lượng và thời gian sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục đích của người dùng.
- Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi bị viêm ruột hoặc tiêu chảy cấp, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và mất nước.
- Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi bị bệnh gan nặng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, vì nó có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc gan và biến chứng.
- Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi đang mang thai hoặc cho con bú, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.
- Khi sử dụng hà thủ ô đỏ cần uống nhiều nước và bổ sung các ion điện giải như natri, kali để duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
- Nếu sử dụng hà thủ ô đỏ trong thời gian dài, phải kiểm tra định kỳ các chỉ số của gan, ruột và điện giải để phát hiện sớm các biến đổi bất thường. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nên ngừng sử dụng hà thủ ô đỏ và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Bài thuốc dân gian
Bài 1: Sử dụng hà thủ ô đỏ với hàm lượng 12 gam, 12 gam đan sâm, 60 gam trân châu. Đem hỗn hợp đi sắt và uống trong khoảng thời gian 1 tháng giúp điều trị chứng buồn bực, mất ngủ hay mộng mị...
Bài 2: Sử dụng hà thủ ô chế với hàm lượng 12 gam, 12 gam bắc sa sâm, 12 gam quy bản, 12 gam long cốt bạch thược. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp bổ huyết, an thần, trị hư, lo lắng, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm....
Bài 3: Thất bảo mỹ nhiệm đơn với hàm lượng 20 gam hà thủ ô chế, 12 gam bạch linh, 12 gam ngưu tất, 12 gam đương quy, 12 gam thỏ ty tử, 12 gam phá cố chỉ. Tất cả các thành phần trên sẽ được mang đi tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, và với liều lượng 12 gam mỗi lần, chiêu bằng nước muối nhạt. Công dụng của hỗn hợp này giúp ích thận, cố tinh, trị gan thận yếu, lưng và đầu gối đau nhức, phụ nữ khí hư, nam giới di tinh.
Bài 4: Hà thủ ô hợp tễ: Sử dụng 12 gam hà thủ ô chế biến, 12 gam sinh địa, huyền sâm, 12 gam bạch thược, 12 gam hạn liên thảo, 12 gam sa uyển tật lê, 12 gam hy thiêm thảo, 12 gam tang ký sinh, 12 gam ngưu tất mỗi vị 12g. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, chân tay tê cứng.
Bài 5: Sử dụng bài thuốc hà thủ đô với các trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên dùng 1 trong 2 bài:
- 60 gam Hà thủ ô sống, 12 gam sài hồ 12g, 20 gam đậu đen. Đem hỗn hợp này đi sắc và em phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại uống.
- Hoặc Hà nhân ẩm: Sử dụng 16 gam hà thủ ô chế 16g, 12 gam đảng sâm, 12 gam đương quy, 12 gam trần bì, 12 gam gừng lùi 12g. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống.
Bài 6: Sử dụng 30 -60 gam hà thủ ô tươi. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, điều trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí. Đồng thời sử dụng hà thủ ô uống hằng ngày có thể chữa chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.
Sử dụng phối hợp hà thủ ô đỏ với tang ký sinh, nữ trinh tử có tác dụng chữa tăng áp huyết do xơ vữa mạch ở người cao tuổi.