Giảo cổ lam


Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Giảo cổ lam.

Tên khác: Cổ yếm, Dền toòng.

Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn, có tua cuốn chẻ đôi ở đầu.

Lá kép mọc so le, gồm 3 - 7 lá chét hình bầu dục - thuôn hoặc mũi mác, dài 3 - 9cm, rộng 1,5 - 3cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông, ít khi nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, có cuống dài 3 - 7cm.

Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy buông chõng có thể dài đến 30cm (ở cụm hoa cái ngắn hơn); hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn, to hơn hoa cái; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5,bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.

Quả mọng, nạc, hình cầu, đường kính 5 - 9mm, nhẵn, khi chín màu đen, hạt 2 - 3, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, đường kính 4mm.

Mùa hoa: Tháng 7 - 8, mùa quả tháng 9 - 10.

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, có thân mảnh, tua cuốn chẻ đôi ở đầu

Phân bố, thu hái, chế biến

Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm bao gồm: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nam Trung Quốc, các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1.500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharid.

Saponin: Trong GCL có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm.

Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng từ 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc có thể tán thành bột thô làm chè hãm uống.

Lưu ý

Không tìm thấy thông tin.

Bài thuốc kinh nghiệm

Không tìm thấy thông tin.

Tracuuduoclieu.vn: https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html

Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ