Cỏ sữa
Thuốc Diohd - HDPHARMA
Thuốc Viên đại tràng - CPC
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cỏ sữa.
Tên khác: Cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ.
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burn, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cỏ sữa là một loại cỏ nhỏ, gầy, mọc là là trên mặt đất, thân và cành tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hay thon dài, dài nhất 7 mm, rộng chừng 4 mm mép lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim đơn mang ít hoa. Quả nang đường kính 1,5 mm, có lông. Hạt nhẵn, dài 0,7mm, có 4 góc.
Toàn thân bấm đều chảy nhựa mủ trắng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cỏ sữa mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Cây cỏ sữa ưa các đất có sỏi, đá thường thấy ở các kẽ các gạch, sân xi măng dọc đường xe lửa có dải những hòn đá vôi xanh.
Cỏ sữa thường được hái vào mùa hè. Cỏ sữa hái về rửa sạch, sao vàng phơi khô mà dùng. Cỏ mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc, Philipin.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây phơi khô.
Thành phần hoá học
Toàn cây có ancaloit (theo C. A. 1966, 64, 1013a), thân và lá có cosmosiin C21H20O10 chừng 0,037%, rễ có taraxerol, và tirucallol C30H50O và myrixylalcohol (C. A. 1967, 66, 73239g).
Liều dùng & cách dùng
Chữa kiết lỵ:
Hằng ngày dùng 15 g đến 20 g (có thể dùng tới 50 g) dưới dạng thuốc sắc.
Người lớn có thể dùng tới 100 – 150 g.
Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5 – 7 ngày là khỏi. Dùng riêng hoặc phối hợp với vị rau sam.
Lưu ý
Theo Côpacdiuxki 1947 (Bull. Soc. Chimiebiologique số 29: 924 – 926) chất nhựa mủ của cỏ sữa có tính gây xót đối với niêm mạc và độc với cá và chuột.
Dung dịch cỏ sữa 1/20 đến 1/40 có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ Sonner, Flexne và Shiga.
Bài thuốc kinh nghiệm
Lỵ trực trùng: Dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.