Cỏ ngọt
Trà Casoran - TRAPHACO
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cỏ ngọt.
Tên khác: Cỏ đường, Cúc ngọt, Lá mật.
Tên khoa học: Stevia rebaudiana. Họ cúc (Asteraceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cỏ đường là một loại cây thân thảo có kích thước nhỏ. Cây trên 6 tháng tuổi thường có phần gốc hóa gỗ. Lá và cành non của cây đều phủ lông mịn. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình mũi mác, chiều rộng khoảng 2cm và dài khoảng 5cm. Mặt lá có gân. Một số lá có mép nguyên hoặc có răng cưa.
Cỏ ngọt là một loại thực vật thân thảo thích hợp khí hậu vùng cận nhiệtHoa cây cỏ ngọt mọc thành cụm, mỗi cụm gồm khoảng 5 hoa nhỏ, mỗi hoa có 5 cánh và màu trắng, mùi thơm. Cây thường ra hoa vào mùa đông xuân.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố:
Loài thực vật này phát triển thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Cỏ ngọt có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama,... Ngày nay, cỏ ngọt cũng đã được trồng nhiều nơi như ở Brazil, Nhật bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan,...Loại cỏ này được di thực về Việt Nam trồng từ năm 1988 sau đó được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh Nam bộ.
Thu hoạch:
Có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất vào tháng 8.
Chế biến:
Sau khi thu hoạch, rửa sạch cây cỏ ngọt và loại bỏ lá già, cắt thành từng đoạn cành dài 20 – 25cm rồi đem sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc phơi nắng cho đến khi cây khô hoàn toàn. Sau khi phơi khô, nên phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào trong túi kín ủ từ 2 – 3 ngày để hạn chế mùi khó chịu của cỏ ngọt. Bột lá được tạo ra từ lá khô tán mịn thành dạng bột.
Lá cây cỏ ngọt là bộ phận có hàm lượng chất tạo ngọt tự nhiên caoBộ phận sử dụng
Bộ phận được sử dụng là búp non và lá của cây cỏ ngọt. Ở lá Stevioside chiếm khoảng 4-20% trọng lượng của lá khô.
Thành phần hoá học
Cây cỏ ngọt chứa hơn 30 loại steviol glycoside khác nhau, trong đó stevioside và rebaudioside A có hàm lượng cao tạo nên độ ngọt đặc trưng của loài thực vật này. Hàm lượng Stevioside chiếm từ 4% đến 13% trong tổng số glycoside trong cây cỏ ngọt ngọt hơn đường khoảng 500 lần.
Rebaudioside A có tỷ lệ độ ngọt dao động từ 30% đến 40%, ngọt hơn đường khoảng 180-400 lần.
Stevioside là một glycoside diterpene bao gồm ba phân tử glucose và một nửa glucone - steviolTừ đặc điểm về thành phần hóa học đặc trưng trong cây, ý tưởng dùng loại thảo mộc này để thay thế cho đường một cách an toàn cho bệnh nhân tiểu đường được đề cập nhưng gặp nhiều trở ngại cho đến những năm gần đây mới có nhiều nghiên cứu ủng hộ.
Ngoài ra, cây cỏ ngọt còn chứa nhiều hoạt chất sinh học khác, có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: Chất béo, protein, carbohydrate, chất xơ và các hợp chất phenolic,... Lá cỏ ngọt cũng là nguồn cung cấp vitamin tan trong nước quan trọng bao gồm vitamin C, vitamin B2, axit folic.
Hơn nữa, cây rất giàu các nguyên tố đa lượng và vi lượng như Zn, Fe, Ca, K, Na, Mg và các khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe con người. Thành phần hóa học của các chế phẩm từ Stevia khác nhau ở lá khô và lá tươi và phụ thuộc vào phương pháp chế biến hoặc chiết xuất, vực địa lý sinh trưởng,…
Liều dùng & cách dùng
Liều dùng: Lượng cỏ ngọt sử dụng hàng ngày được chấp nhận là 4 mg/kg.
Cách sử dụng: Cỏ ngọt thường được sử dụng như một loại trà. Bột lá cỏ ngọt có thể thay thế đường thông thường như một chất làm ngọt cho vào thực phẩm, trong đồ uống hoặc công thức nấu ăn.
Lưu ý
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng cỏ ngọt:
- Không dùng cỏ ngọt cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú vì chưa có nhiều nghiên cứu trên các đối tượng này.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào.
Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 2.5g.
Thực hiện: Sắc vị thuốc uống 1-2 lần/ngày trong thời gian dài.
Bài thuốc chữa tăng huyết áp
Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao cháy) 12g.
Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống hằng ngày 1-2 lần/ngày.
Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch
Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 5-10g.
Thực hiện: Sắc và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng nhiều ngày.
Dịch chiết cây cỏ ngọt có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch