Trà Casoran - TRAPHACO
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 10 túi x 3g, hộp 10 túi x 3 gam cốm (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Trà Casoran được sản xuất từ các hoạt chất Hoa hòe 0.83g, Cỏ ngọt 0.17g, dừa cạn 0.25g, tâm sen 0.08g, Cúc hoa 0.08g với hàm lượng tương ứng
Mô tả Cỏ ngọt hoạt chất của Trà Casoran
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cỏ ngọt.
Tên khác: Cỏ đường, Cúc ngọt, Lá mật.
Tên khoa học: Stevia rebaudiana. Họ cúc (Asteraceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cỏ đường là một loại cây thân thảo có kích thước nhỏ. Cây trên 6 tháng tuổi thường có phần gốc hóa gỗ. Lá và cành non của cây đều phủ lông mịn. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình mũi mác, chiều rộng khoảng 2cm và dài khoảng 5cm. Mặt lá có gân. Một số lá có mép nguyên hoặc có răng cưa.
Cỏ ngọt là một loại thực vật thân thảo thích hợp khí hậu vùng cận nhiệtHoa cây cỏ ngọt mọc thành cụm, mỗi cụm gồm khoảng 5 hoa nhỏ, mỗi hoa có 5 cánh và màu trắng, mùi thơm. Cây thường ra hoa vào mùa đông xuân.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố:
Loài thực vật này phát triển thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Cỏ ngọt có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama,... Ngày nay, cỏ ngọt cũng đã được trồng nhiều nơi như ở Brazil, Nhật bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan,...Loại cỏ này được di thực về Việt Nam trồng từ năm 1988 sau đó được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh Nam bộ.
Thu hoạch:
Có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất vào tháng 8.
Chế biến:
Sau khi thu hoạch, rửa sạch cây cỏ ngọt và loại bỏ lá già, cắt thành từng đoạn cành dài 20 – 25cm rồi đem sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc phơi nắng cho đến khi cây khô hoàn toàn. Sau khi phơi khô, nên phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào trong túi kín ủ từ 2 – 3 ngày để hạn chế mùi khó chịu của cỏ ngọt. Bột lá được tạo ra từ lá khô tán mịn thành dạng bột.
Lá cây cỏ ngọt là bộ phận có hàm lượng chất tạo ngọt tự nhiên caoBộ phận sử dụng
Bộ phận được sử dụng là búp non và lá của cây cỏ ngọt. Ở lá Stevioside chiếm khoảng 4-20% trọng lượng của lá khô.
Mô tả Dừa cạn (Lá và Rễ) hoạt chất của Trà Casoran
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Dừa cạn (Lá và Rễ).
Tên khác: Cây dương giác; bông dừa; hoa hải đằng; trường xuân.
Tên khoa học: Catharanthus roseus.
Đặc điểm tự nhiên
Dừa cạn là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40 - 80cm, cành vươn thẳng đứng. Lá cây dài 3 - 8cm, rộng 1 - 2,5cm, thuôn dài, đầu nhọn và hẹp dần về phía cuống, không có nhựa mủ, mọc đối xứng. Cuống lá ngắn; gân lá hình lông chim, lồi ở mặt dưới. Hoa Dừa cạn mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu trắng, hồng hoặc đỏ; giữa hoa thường có màu vàng hoặc đỏ sậm, có mùi thơm đặc trưng. Đài hoa hợp thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, mỗi hoa có 5 cánh mỏng. 5 nhị rời, đính lên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Lá noãn 2, hợp với nhau ở vòi và đầu nhuỵ nhưng rời ở bầu.
Quả đại rộng 2 - 3cm, dài 2,5 - 5cm, mọc thẳng đứng, đầu quả hơi tù, trong có 12 - 20 hạt nhỏ, hình trứng, màu nâu nhạt. Trên bề mặt hạt có những nốt nổi, xếp thành hàng dọc. Mùa hoa quả quanh năm.
Rễ Dừa cạn thẳng hoặc cong, đường kính 1 - 2cm, dài 10 - 20cm, mặt ngoài hơi nhẵn, màu nâu vàng. Đoạn gốc thân phía trên màu xám, có vết sẹo của cành con, dài 3 - 5cm và có nhiều rễ con nhỏ bên dưới. Rễ Dừa cạn cứng khó bẻ, mặt cắt ngang màu trắng ngà, vị đắng và không mùi.
Phân bố, thu hái, chế biến
Thế giới: Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagascar, mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới.
Việt Nam: Dừa cạn mọc hoang trong thiên nhiên và trồng làm cảnh ở nhiều nơi như An Giang, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Phú Quốc và Côn Đảo.
Thu hái lá trước khi cây có hoa. Thu hoạch rễ quanh năm.
Chế biến: Thu lấy rễ, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy ở 50oC tới khô.
Bảo quản: Để dược liệu ở nơi thoáng mát, khô ráo, không mốc mọt.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Dừa cạn là rễ và lá.
Mô tả Tâm sen hoạt chất của Trà Casoran
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tim sen.
Tên khác: Liên tâm; liên tử tâm; nhụy sen; phôi sen.
Tên khoa học: Embryo Nelumbinis (Nelumbo nucifera Gaertn Nelumbonaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây sen là loài cây thảo, sống trong nước và bùn lầy. Thân rễ có hình trụ, to khỏe, mọc bò dài trong bùn, rễ mọc từ các mấu của thân rễ, phát triển thành thân và lá. Lá sẽ mọc vươn lên mặt nước, có hình tròn, đường kinh khoảng 30 đến 40 cm, phiến lá hình khiên và có nhiều lông tơ ở hai mặt nên không thấm nước, gân lá tỏa tròn đều. Cuống lá có nhiều gai nhỏ, cứng và nhọn.
Hoa sen có màu trắng hoặc hồng, là hoa lưỡng tính. Tràng hoa có nhiều cánh, cánh ngoài cùng có màu xanh lá nhạt như đài hoa. Cuống hoa cũng có đặc điểm như cuống lá.
Nhị hoa nhiều và có dạng chuyển tiếp. Nhị có màu vàng, chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo sen) màu trắng và thơm, bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen).
Quả bế có núm nhọn, gọi là hạt sen, phần ngoài mỏng có màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà, phía trong có lá mầm dày, màu lục sẫm (còn gọi là tâm sen hay tim sen).
Phân bố, thu hái, chế biến
Sen thường phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ. Ở Việt Nam, sen thường mọc ở khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở vùng Đồng Tháp, An Giang.
Sen thường được trồng mùa xuân, thu hoạch vào mùa hè.
Tâm sen thường được thu hái bằng cách tách các quả sen, lấy mầm sen bên trong và phơi khô, bảo quản dùng như trà.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng là tâm sen (mầm trong hạt sen).
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Trà Casoran đang được ThuocViet cập nhật
Lịch sử đăng ký với cục quản lý dược của Trà Casoran:
- SĐK: VD-13234-10- Quy cách đóng gói: Hộp 10 túi x 3g, hộp 10 túi x 3 gam cốm - ngày đăng ký: 15/03/2013
- SĐK: V475-H12-10 - Quy cách đóng gói: - ngày đăng ký: 2008-04-10 00:00:00
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này