Bạch tật lê


Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch tật lê.

Tên khác: Tật lê, Quỷ kiến sầu nhỏ, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai yết hầu.

Tên khoa học: Fructus Tribuli terrestris.

Đặc điểm tự nhiên

Quả hình cầu, đường kính 12 mm đến 15 mm. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay, tính vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.

Bạch tật lê còn có tên gọi khác là Tật lê

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở ven biển, ven sông từ Nghệ An, Quảng Bình trở vào, một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế gới, cây mọc ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi.

Thu hái: Thời gian thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.

Chế biến Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc.

Bộ phận sử dụng

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê.

Thành phần hoá học

Trong quả chứa 0.001% alkaloid 3.5% chất béo, một ít tinh dầu và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrun, tanin, flavonoit, rất nhiều saponin.

Liều dùng & cách dùng

Ngày 6 – 9 g, dạng thuốc sắc.

Lưu ý

Người huyết hư, khí yếu không nên dùng.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng

Tật lê 12 g, đương quy 12 g, nước 400 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau mắt

Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.

Người huyết hư, khí yếu không nên dùng bạch tật lê

Tên dược liệu: Bạch tật lê.

  • Dược điển Việt Nam V.
  • https://wikiduoclieu.org/tu-dien/bach-tat-le/
  • Ngày cập nhật: 25/10/2022

    Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ