Thuốc TRÀ LINH CHI - Mekophar
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 12 gói x 1.2g, Hộp 12 gói x 1,2g; hộp 25 gói x 1,2g trà túi lọc (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc TRÀ LINH CHI được sản xuất từ các hoạt chất Cao Linh chi tương đương: Nấm Linh chi khô 0.4368g, Lá Vông 0.96g, Lá Sen 96g, Lạc Tiên 2.16g với hàm lượng tương ứng
Mô tả Chi tử hoạt chất của Thuốc TRÀ LINH CHI
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Chi tử.
Tên khác: Dành dành; Sơn chi; Sơn chi tử.
Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).
Đặc điểm tự nhiên
Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6 - 9 góc, có 2 - 5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, Dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.
Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại tạp, đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.
Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.
Chi tử sao vàng: Lấy dược liệu khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.
Chi từ sao xém (Tiêu chi tử): Lấy dược liệu khô, dùng lửa vừa sao đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, mặt bẻ màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước, lấy ra phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Quả chín được thu hái vào tháng 8 - 10 ngắt bỏ cuống phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo dược điển đông y Trung Quốc 1963, quả phải nhúng nước sôi hoặc đem đồ nửa giờ, rồi mới lấy ra phơi khô. Nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy, ta được Chi tử nhân. Quả hình trứng hay hình thoi, dài 2 - 4cm, đường kính 1 - 2cm. Mặt ngoài màu cam đến nâu đỏ, có khi xám nâu đến đỏ xám hơi bóng, có 5 - 8 đường gờ chạy dọc theo quả. Vỏ quả mỏng, nhiều hạt xếp xít nhau thành một khối hình cầu hay quả trứng. Hạt mỏng hình cầu dẹt mặt ngoài hình màu cam đến vàng nâu. Tùy theo cách sử dụng, có thể phơi khô dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tá hỏa hoặc sao đen để cầm máu.
Lá thu hái quanh năm dùng tươi.
Mô tả Lạc tiên hoạt chất của Thuốc TRÀ LINH CHI
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Lạc tiên, Chùm bao, Dây nhãn lồng.
Tên khác: Cỏ hồng tiên (Thái), Dây lưới, Mấm nêm, Mò pì, Mác quánh mon (Tày).
Tên khoa học: Passiflora foetida L. Họ: Passifloraceae (Lạc tiên).
Đặc điểm tự nhiên
Lạc tiên là một loại dây mọc leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm.
Toàn cây L ạc tiên có nhiều lông. Cuống lá dài 3cm đến 4cm. Lá hình tim, mọc so le, mép lượn sóng nhẹ và xẻ hơi sâu thành 3 thuỳ, cuống lá dài khoảng 7 - 8cm. Lá có vẩy. Vẩy sau này phát triển thành sợi tua cuốn ở nách lá.
Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt, có 5 tráng. Lá đài màu trắng và có gân xanh phái dưới, những gân phụ bao xung quanh trông như lá.
Quả hình trứng, nhẵn bóng, dài 2 – 3cm. Mùa hoa 4 – 5, mùa quả 5 – 7.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Lạc tiên phân bố rộng rãi khắp nước Việt Nam. Từ xa xưa, Pháp đã dùng cây này làm thuốc an thần, sau đó tác dụng này mới được du nhập vào Việt Nam và được nhân dân dùng nhiều.
Lạc tiên được thu hái vào mùa xuân, hạ.
Có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô để dành sắc nước uống hoặc pha rượu thuốc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng là toàn cây Lạc tiên.
Mô tả Sen (Lá) hoạt chất của Thuốc TRÀ LINH CHI
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Lá sen.
Tên khác: Liên diệp, Hà diệp, Lotus leaf (Anh), He ye (Trung Quốc).
Tên khoa học: Folium Nelumbinis, lá của cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.). Thuộc họ Sen (Nelumbonaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Sen thuộc loại cây thảo, sống dưới nước, to khỏe, cao hơn 1m. Thân rễ (ngó sen) mập, mọc bò dài trong bùn, bén rễ ở những mấu, từ đó mọc lên thân và lá.
Lá hình tròn, vượt lên khỏi mặt nước, đường kính 30 – 40cm, màu lục xám, mép nguyên lượn sóng, giữa lá thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, gân hình khiên hằn rõ, cuống lá dính vào giữa lá, dài khoảng 1m hay hơn, có nhiều gai cứng nhọn.
Phân bố, thu hái, chế biến
Sen có thể được tìm thấy chủ yếu ở các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, New Guinea hoặc Nhật Bản. Ngoài ra, Sen cũng phân bố ở Úc, Nga, được du nhập vào Tây Úc và Châu Mỹ từ lâu.
Loài cây này được nhiều người công nhận bởi vẻ đẹp của hoa, và đã được coi là biểu tượng tâm linh cho các tín đồ Phật giáo, Ấn Độ giáo và Ai Cập từ thời cổ đại. Những bông hoa rất lớn, sặc sỡ và được người theo đạo Hindu coi là linh thiêng, trong khi toàn bộ cây là thánh theo các tín đồ Phật giáo. Vì vẻ đẹp của nó mà hoa còn là quốc hoa của Ấn Độ và Việt Nam.
Lá sen thu hái vào mùa thu. Thường sau khi hoa sen nở, thì hái lá, phơi khô đến 8 phần 10, bỏ cuống, gấp lá làm hai, thành nửa hình tròn, rồi phơi cho khô, xếp lại thì được Hà diệp.
Loại Hà diệp lá sen to, khô, màu lục, không bị sâu, không bị thủng lấm chấm, không vụn nát là tốt.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng là lá phơi khô của cây sen.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc TRÀ LINH CHI đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này