Thuốc Ngân kiều giải độc
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 túi metalight x 4 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Ngân kiều giải độc được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô hỗn hợp (tương đương: Kim ngân hoa 340mg, Liên kiều 340mg, Đậu đen 170mg, Ngưu bàng tử 204mg, Cát cánh 136mg, Cao đặc qui về khan (tương ứng với Kim ngân hoa 267mg, Liên kiều 267mg, ... với hàm lượng tương ứng 340mg, 340mg, 170mg, 204mg, 136mg, 136mg, 150mg, 204mg, 136mg
Mô tả Cát căn hoạt chất của Thuốc Ngân kiều giải độc
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cát căn.
Tên gọi khác: Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát, Khau cát, Bẳn mắm kéo.
Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth.
Họ: Fabaceae (Đậu).
Đặc điểm tự nhiên
Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10 m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét; lá chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2 - 3 thuỳ rõ rệt, phiến lá chét dài 7 - 15 cm, rộng 5 - 12 cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn. Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài 9 - 10 cm, rộng 10 mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.
Từ cuối tháng 10 đến tháng 3 - 4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10 - 15 cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50 - 1 cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Dược liệu này là rễ củ (Radix Puerarie) cạo vỏ phơi khô của cây sắn dây.
Mô tả Cát cánh (Rễ) hoạt chất của Thuốc Ngân kiều giải độc
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cát cánh.
Tên khác: Kết cánh, khổ cát cánh, bạch cát cánh.
Tên khoa học: Platycodon grandiflorum A.DC.
Thuộc họ: Hoa Chuông - Campanulaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Trong tên Platycodon của cây cát cánh, chữ Latinh Platy có nghĩa là rộng, Codon là chuông. Grandiflorum bao gồm Grandi là to, florum là hoa. Tên này được đặt do hoa của cây cát cánh có hình cái chuông rộng.
Cát cánh là một loại cây cỏ nhỏ, thường mọc lâu năm. Thân cao khoảng từ 60cm đến 90cm. Lá hầu như không có cuống, mọc đối hoặc mọc vòng. Phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ hơn, đôi khi mọc so le, dài khoảng từ 3cm đến 6cm, rộng từ khoảng 1cm đến 2,5cm.
Hoa thường mọc đơn độc hoặc mọc dạng bông thưa. Đài hoa hình chuông rộng, có màu xanh, dài 1cm, mép đài hoa thường có 5 răng. Tràng hoa hình chuông, thường có màu lam tím hoặc màu trắng, đường kính từ 3cm đến 5cm. Quả hình trứng ngược. Trong năm, mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 8, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Hoa cát cánh hình chuông màu xanh lamPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Cây thường mọc hoang và mọc nhiều ở Trung Quốc (tỉnh An Huy, Giang Tô và Sơn Đông), Liên Xô cũ. Cây cát cánh đang được di thực ngày càng nhiều vào nước ta. Cây được trồng bằng hạt, có rễ to, mọc rất khỏe.
Thu hái
Thu hái rễ cây ở những cây đã trưởng thành sống từ 4 đến 5 năm. Thu hái vào mùa thu, đông hoặc mùa xuân. Tốt nhất là vào mùa thu đông vì cho chất lượng và sản lượng tốt hơn.
Chế biến
Sau khi đào rễ thu hái, mang về rửa sạch, bỏ tua rễ, sau đó cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi nắng cho khô. Tẩm nước cắt lát dùng hoặc chế với mật rồi mang đi sao vàng tạo thành cát cánh chích mật.
Rễ cát cánh là bộ phận dùng làm thuốcBộ phận sử dụng
Người ta chủ yếu dùng rễ, đôi khi dùng là thân cây cát cánh như một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Mô tả Đậu đen (Hạt) hoạt chất của Thuốc Ngân kiều giải độc
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Đậu đen (Hạt).
Tên khác: Đỗ đen.
Tên khoa học: Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp.
Đặc điểm tự nhiên
Đậu đen là loại cỏ mọc hàng năm, toàn thân không có lông. Thân cây dài, nhánh nhỏ, có màu xanh lục, không có lông tơ. Lá kép gồm có ba lá chét lớn mọc so le. Hoa của cây Đậu đen có màu tím nhạt. màu tím đậm dần về cuống lá.
Quả giáp dài khoảng 8 – 13cm, bên trong chứa từ 7 - 10 hạt màu đen xếp dọc trong vỏ quả. Ngay trong Đậu đen, lại có loại Đậu đen trắng long và Đậu đen xanh lòng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Đậu đen được trồng khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền bắc, chủ yếu trồng để lấy hạt nấu chè hoặc thổi xôi. Hạt Đậu đen cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc. Mùa thu hoạch của Đậu đen vào tháng 5 – 6, thu hái những quả già để lấy phần hạt đã chuyển sang màu đen, tách phần quả của cây Đậu đen để lấy hạt bên trong, sau đó đem rửa qua nhiều lần với nước rồi phơi khô để sử dụng lâu dài.
Bộ phận sử dụng
Hạt già đã phơi hoặc sấy khô để làm thuốc hoặc làm lương thực.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Ngân kiều giải độc đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này