Thuốc IRHEMA - Dược phẩm Việt (Đông Dược Việt)
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, 3 vỉ x 10 viên; Hộp 1 chai 30 viên, 50 viên, 60 viên, Hộp 2 vỉ, 3 vỉ x 10 viên; Hộp 1 chai 30 viên, 50 viên, 60 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc IRHEMA được sản xuất từ các hoạt chất Cao đặc toàn phần 500mg (tương đương 2.160mg dược liệu, bao gồm: Hà thủ ô đỏ 320mg, Kê huyết đằng 320mg, Thiên niên kiện 240mg, Hy thiêm 240mg, Tang chi 240mg, Hoàng tinh 160mg, Tục đoạn 160mg, Cẩu tích 160mg, Ngưu tất 80mg, Ngũ gia bì gai 80mg, Huyết giác 80mg, Thổ phục linh 80mg) với hàm lượng tương ứng 320mg, 320mg, 240mg, 240mg, 240mg, 160mg, 160mg, 160mg, 80mg, 80mg, 80mg, 80mg
Mô tả Cẩu tích hoạt chất của Thuốc IRHEMA
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cẩu tích.
Tên gọi khác: Rễ lông cu li; kim mao cẩu tích; cây lông khỉ.
Tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm.
Họ: Dicksoniaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Thân rễ mọc đứng, thường ngắn, to, phủ lông mềm màu vàng nâu. Khi cắt hết lá còn lại những gốc cuống thì thân rễ lúc này giống con cu li. Đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đường kính 2 - 5 cm, dài 4 - 10 cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gẫy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.
Thân cây thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5 - 3 m. Lá kép dài 1 - 2 m, chia nhiều lá chét xếp dạng lông chim, các lá chét này chia thành nhiều lá chét bậc hai xếp sít nhau, lá chét bậc hai có gốc bằng nhau, đầu thon mảnh, lại chia thành nhiều đoạn thuôn hẹp, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn; cuống lá kép rất to và cứng, màu nâu, cũng có lông mềm.
Cơ quan sinh sản là những túi bao tử có áo màu nâu, mọc ở mặt dưới lá, xếp đều đặn ở hai bên gân giữa, trong đựng nhiều bào tử, bao tử hình tam giác hay hơi tròn, sần sùi, màu sang hay đen nhạt, có cánh.
Mùa sinh sản: Tháng 10 - 1.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cẩu tích mọc hoang khấp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. Miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam) cũng có.
Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào cuối thu sang đông. Khi hái về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Có khi đồ hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần; có khi lại còn đổ với đậu đen chín lần đồ, chín lần phơi rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ.
Mô tả Hoàng tinh (Thân rễ) hoạt chất của Thuốc IRHEMA
Tên gọi, danh pháp
Dược liệu Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati) có nguồn gốc từ thân rễ của cây Hoàng tinh.
Tên khoa học: Polygonatum cyrtonemua, Polygonatum sibiricum, Polygonatum kingianum, thuộc họ Polygonaceae (họ Rau răm).
Đặc điểm tự nhiên
Cây Hoàng tinh hoa đỏ
Hoàng tinh là loài cây thân thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m, thân to khoảng 1cm, rỗng và không có lông. Thân rễ phình thành củ to, chia nhiều đốt, màu trắng ngà, đôi khi phân nhánh. Cụm lá gồm 5 - 10 lá, dài khoảng 12cm, 3 gân chính, chóp lá có mũi nhọn dài quấn lại.
Cụm hoa xim gồm 8 - 12 hoa mọc ở nách lá, hoa Hoàng tinh màu hồng hay đỏ, mọc rủ xuống, dài 2cm; bao hoa có ống dài 15mm. Hoa có 6 nhị, chỉ nhị hẹp, dài bằng bao phấn. Bầu hình trứng tam giác. Quả mọng màu lam tím, hình cầu hay hình trái xoan. Mùa hoa nở vào tháng 3 - 5 và mùa quả vào tháng 6 - 8.
Dược liệu Hoàng tinh
Dựa vào hình thái mà người ta phân biệt thành Đại hoàng tinh, Hoàng tinh đầu gà (hoàng tinh), Hoàng tinh dạng gừng (Khương hình hoàng tinh).
Đại hoàng tinh: Thân rễ nạc, rộng 3 - 6cm, dài hơn 10cm, dày 2 - 3cm. Mặt ngoài có các mấu vòng, màu vàng nhạt đến nâu vàng, vết sẹo và nếp nhăn rễ dạng sợi, trên các mấu có vết tích của thân dạng vòng tròn lõm với phần giữa lồi lên. Đại hoàng tinh dai, cứng, khó bẻ, mặt bẻ giống như sừng, màu vàng nâu đến vàng nhạt, vị ngọt, dai dính, mùi thơm nhẹ.
Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu hoàng tinh): Dược liệu hình trụ, đường kính 0,5 - 1,5cm, dài 3 - 10cm, cong queo. Mỗi đốt có hình hơi giống dạng chùy, thường phân nhánh, dài 2 - 4cm. Mặt ngoài có những nếp nhăn dọc và vết sẹo của thân hình tròn, màu vàng xám đến trắng ngà, trong mờ, đường kính 5 - 8mm.
Hoàng tinh dạng gừng (Khương hình hoàng tinh): Kích thước các củ không đều nhau, thường dính nhau tạo thành cụm. Mặt ngoài củ xù xì, màu nâu vàng hoặc vàng xám, đường kính 0,8 - 1,5cm, phía trên có vết sẹo của thân hình tròn lồi.
Phân bố, thu hái, chế biến
Thế giới: Trung Quốc.
Việt Nam: Cây Hoàng tinh mọc hoang trong những khu rừng ẩm ướt ở các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La, Nghệ An…
Thu hái
Rễ Hoàng tinh thường được thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu.
Chế biến
Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ con và thân cây, rửa sạch, đồ hoặc luộc đến hết lõi trắng rồi sấy hoặc phơi khô.
Hoàng tinh phiến: Ủ mềm Hoàng tinh sạch, thái phiến dày rồi sấy hoặc phơi khô.
Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Trộn Hoàng tinh sạch với rượu, cứ 100kg Hoàng tinh dùng 20 lít rượu, cho vào thùng và đậy nắp lại. Sau đó đun cách thủy để dược liệu hút hết rượu rồi lấy ra, cắt lát dày và phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ đã phơi hay sấy khô.
Mô tả Huyết giác (Lõi gỗ) hoạt chất của Thuốc IRHEMA
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Huyết giác, Cau rừng, Giáng ông, Dứa dại, Cây xó nhà, Giác máu, Co ởi khang (Thái), Ởi càng (Tày).
Tên khoa học: Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen.
Tên đồng nghĩa: Pleomele cochinchinensis Merr. ex Gagnep.
Họ: Dracaenaceae (Huyết dụ).
Đặc điểm tự nhiên
Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 đến 1,5m, có thể tới 2 đến 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính từ 1,6 tới 2cm, cây to có đường kính tới 20 đến 25cm.
Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi chiều dài trung bình từ 25 đến 80cm, rộng từ 3 - 4cm cho tới 6 - 7cm, mọc cách nhau, lá không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một vết sẹo. Thường trên ngọn chỉ còn một bó lá.
Hoa mọc thành chùm có thể dài tới 1m, đường kính lên đến 1,5 - 2cm ở phần cuống, trên có lá nhỏ dài khoảng 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2 - 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7 - 8mm, màu lục vàng nhạt.
Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô quả có màu đen với đường kính 6 - 7cm, hạt hình cầu.
Mùa ra hoa - quả: Tháng 2 - 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Cây chỉ có gỗ khi đã già, chết, đổ nát. Những cây đã thành huyết giác không có mùi vị gì đặc biệt, có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, tại đó tưởng chừng như do một loại sâu nào đó đục khoét mà có.
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Sản lượng huyết giác thu mua hằng năm của nước ta có thể lên tới 20 - 30 tấn.
Thu hái huyết giác có thể diễn ra quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Mục đích thu mua huyết giác là để dùng trong nước và xuất khẩu sang Trung quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được mục đích sử dụng của đông y Trung Quốc. Huyết giác chỉ là tên thường dùng của các nhà đông y Việt Nam.
Bộ phận sử dụng
Phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, bỏ chỗ gỗ mục, rửa sạch, phơi khô. Hoặc đem thái thành miếng dài 3 - 5cm, dày 3 - 5mm khi dược liệu còn mềm, ấm.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc IRHEMA đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này