Thuốc hen P/H - Phúc Hưng
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 250ml cao lỏng, , , Hộp 1 chai x 250ml, Hộp 1 chai x 250ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc hen P/H được sản xuất từ các hoạt chất Ma hoàng, bán hạ, ngũ vỉ tử, tỳ bà diệp,cam thảo, tế tân, can khuong, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì với hàm lượng tương ứng 20g, 30g, 20g, 20g, 20g, 6g, 20g, 20g, 20g, 20g
Mô tả Bán hạ (Thân, Rễ) hoạt chất của Thuốc hen P/H
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bán hạ.
Tên khác: Củ chóc; lá Ha chìa; cây Chóc chuột; Chưởng diệp bán hạ…
Tên khoa học:
Bán hạ Việt Nam: Typhonium divaricatum Decne (Arum divaricatum L., Arum trilobatum Lour), Typhonium trilobatum (Schott).
Cây Bán hạ Trung Quốc: Pinellia ternata (Thunb) Breiter hay Pinellia tuberifera Tenore.
Đặc điểm tự nhiên
Cây Bán hạ Việt Nam (Typhpnium trilobatum Schott) là một loại cỏ không có thân, có củ hình cầu đường kính tới 2cm. Lá hình tim hay hình mác, hoặc chia ba thùy dài 4 - 15cm, rộng 3,5 - 9cm. Bông mo với phần hoa đực dài 5 - 9mm, phần trần dài 17 - 27mm. Quả mọng, hình trứng dài 6mm.
Cây Bán hạ Trung Quốc (Pinellia ternata Thunb) Breiter khác cây Bán hạ Việt Nam ở chỗ thùy xẻ sâu rõ rệt hơn. Mặc dù gọi Bán hạ Trung Quốc để phân biệt Bán hạ Việt Nam, nhưng có người nói thấy cây này mọc ở Lào Cai nhưng chưa được khai thác.
Cây chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisecta Schott) khác những cây trên ở lá chia thành chín thùy khía sâu.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố:
Cây Bán hạ Việt Nam mọc hoang ở khắp những nơi đất ẩm ở nước ta từ Nam chí Bắc. Còn mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
Thu hái:
Người ta đào rễ (củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là Bán hạ). Có thể dùng tươi (thường chỉ dùng giã đắp lên nơi rắn độc cắn), thường dùng khô có chế biến. Bán hạ thu hái từ mùa hạ đến thu đông.
Chế biến:
Đào về rửa sạch đất cát, đãi sạch vỏ mỏng ngoài, ngâm nước phèn cho sạch nhớt, phơi khô là được. Có nhiều cách chế biến mục đích theo quan niệm đông y để giảm bớt độ độc (tẩm cam thảo) hay tăng tác dụng chữa ho (tẩm gừng hay bồ kết). Một số cách chế biến thường thấy:
-
Tẩm cam thảo và bồ kết: Củ chóc (Bán hạ Việt Nam) rửa sạch ngâm nước trong 2 - 3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn. Cứ 1kg Bán hạ thêm 0,100kg Cam thảo, 0,100kg Bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn hết nước, vớt ra phơi hay sấy khô. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng chúng ta biết Cam thảo có tác dụng giảm độc, trừ ho, Bồ kết có tác dụng chữa ho.
-
Tẩm gừng và phèn chua: Củ Bán hạ cũng rửa sạch và ngâm nước như trên cho đến khi nước trong. Cứ 1kg Bán hạ thì thêm 50g phèn chua và 300g gừng tươi giã nhỏ thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ, lấy ra rửa sạch. Đồ cho chín, thái mỏng, lại tẩm nước gừng: Cứ 1kg Bán hạ thêm 150g gừng tươi giã nát, thêm 1 ít nước, vắt lấy nước và cho Bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng được. Phèn chua có tác dụng làm cho hết nhớt.
-
Chúng ta biết rằng gừng cũng có tác dụng chữa ho. Còn cách chế biến có cần như vậy không thì phải nghiên cứu thêm.
-
Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi về chế Bán hạ như sau: Phàm dùng Bán hạ , phải đem ngâm nước nóng chừng nửa ngày mới hết nhớt, nếu không thời có độc, uống ngứa cổ không chịu được. Trong các bài thuốc dùng Bán hạ kèm Sinh khương (gừng tươi) là vì Sinh khương chế được độc của Bán hạ. Trong bài thuốc Bán hạ Dược điển Trung Quốc 1953 thì chỉ ghi Bán hạ không chế dùng cùng với Sinh khương.
-
Theo tài liệu cổ (Lôi Học tức Lôi Công) cũng ghi theo Bản thảo cương mục, người ta chế Bán hạ như sau: Bán hạ 120g, Bạch giới tử 80g, Dấm chua 200g, cho giới tử giã nhỏ vào dấm quấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra rửa sạch hết nhớt mà dùng.
-
Một phương pháp khác: Rửa sạch Bán hạ, dùng nước nóng ngâm, thay nước luôn cho hết nhớt, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy thật khô mà dùng. Có thể tán nhỏ thành bột trộn với nước ép gừng, phơi khô dùng.
-
Như vậy phương pháp ghi trong sách cổ cũng gần như phương pháp ta thường làm nhưng chỉ thêm Bạch giới tử cũng là một vị thuốc chữa ho.
-
Do phương pháp bào chế Bán hạ chưa thống nhất như vậy, cho nên khi nghiên cứu cần phải chú ý.
Bộ phận sử dụng
Rễ củ.
Mô tả Bối mẫu (Thân hành) hoạt chất của Thuốc hen P/H
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bối mẫu.
Tên khác: Xuyên bối mẫu; Ám tử bối mẫu; Cam túc bối mẫu; Thoa sa bối mẫu; Khổ thái; Càn mẫu; Khổ hoa; Thương thảo; Không thái; Ngõa lung ban; Điềm Bối mẫu; Du đông sách mẫu; Không thái.
Tên khoa học: Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae cirrlosac) là tép dò khô của cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria royiei Hook.) – hay cây Bối mẫu lá quăn (Fritillaria cirrhosa D. Don.) – đều thuộc họ Hành (Alliaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây Xuyên bối mẫu (tên khoa học Fritillaria roylei Hook) – là một cây sống lâu năm, cao khoảng 40 - 60 cm. Mỗi cụm lá gồm 3 - 6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Vào tháng 3 - 4, hoa hình chuông mọc ở kẽ lá dài 3,5 - 5cm, chúc xuống đất; mặt trong màu xanh lục nhạt, có những đường lưới nhỏ màu tím; mặt ngoài màu vàng lục nhạt, có sọc.
Dược liệu:
-
Tùng bối: Thân hành cao 0,3 - 0,8cm, đường kính 0,3 - 0,9cm, hình cầu hoặc hình nón. Mặt ngoài màu trắng ngà, có 2 vảy, vảy ngoài lớn hơn bao lấy vẩy trong, phần vẩy không bị bao bọc được gọi là “hoài trung bảo nguyệt” (ôm trăng trong tay) vì có hình trăng lưỡi liềm. Đỉnh thân hành kín, tù hoặc hơi nhọn, chồi có 1 - 2 vảy nhỏ, hình cầu hơi thon. Gốc bàng, hơi lõm, thỉnh thoảng thấy vết tích rễ, ở giữa có chấm tròn màu nâu xám. Chất giòn, cứng, có chất bột, vết bè trắng, vị hơi đắng.
-
Thanh bối: Thân hành cao 0,4 - 1,4cm, đường kính 0,4 - 1,6cm, hình tròn dẹt. Hai vẩy ngoài cùng kích thước bọc lấy nhau. Đỉnh mở ra có 2 - 3 vảy nhỏ bên trong và chồi non, mảnh khảnh, có vết tích của thân hình trụ.
-
Lỗ bối: Thân hành cao 0,7 - 2,5cm, đường kính 0,5 - 2,5cm, hình nón dài. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc trắng ngà, hơi lốm đốm nâu; 2 vẩy ngoài kích thước. Gốc tương đối tù hoặc hơi nhọn, đỉnh mở ra và hơi thon.
Phân bố, thu hái, chế biến
Thế giới: Tại Trung Quốc, cây Xuyên bối mẫu chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, và Vân Nam
Việt Nam: Hiện nay vẫn chưa phát hiện cây Xuyên bối mẫu mọc tự nhiên ở Việt Nam. Toàn bộ vị Bối mẫu đang được dùng trong Đông Y đều nhập từ nước ngoài về.
Thu hoạch:
Người ta thu hoạch Bối mẫu vào mùa hè hoặc mùa thu. Đào lấy thân hành, giũ bớt đất cát và loại bỏ rễ con cùng vỏ thô. Sau đó rửa sạch, sấy hoặc phơi khô ở nhiệt độ thấp.
Bảo quản: Để Bối mẫu trong thùng hoặc lọ kín, ở nơi khô ráo và tránh mốc mọt.
Bộ phận sử dụng
Thân hành của cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria roylei Hook.).
Mô tả Cam thảo hoạt chất của Thuốc hen P/H
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cam thảo.
Tên khác: Lộ thảo, Cam thảo bắc.
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. Đây là một loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 100 cm. Rễ dài màu vàng nhạt. Cơ thể có lông ngắn, mềm. Lá mọc so le, kép, có lông chim lẻ, gồm 9 - 17 lá chét hình bầu dục, nguyên. Cụm hoa ở nách lá, hoa nhỏ hơn, màu hoa oải hương. Vỏ quả cong hình lưỡi liềm, dài 3 - 4 cm, rộng 6 - 8 mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2 - 8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng.
Loài Cam thảo nhẵn – Glycyrrhiza glabra L. cũng thường được sử dụng. Cây cao 1 - 1,5 m, cũng có rễ dài màu vàng nhạt. Lá kép lông chim lẻ có lá chét nguyên với hình trái xoan tù. Hoa nhỏ hợp thành chùm dài mọc đứng màu lơ tím sáng. Quả đậu dẹp thuôn, thẳng, hoặc hơi cong, không có lông, nhỏ hơn loài trên và chỉ chứa 2 - 4 hạt tròn.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây ôn đới Âu Á, phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Afghanistan, Iran... Tai đã nhập giống từ Trung Quốc và Nga về trồng thử nghiệm ở Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Nội, Hải Tây nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Ở nước ta, Cam thảo có thể nở hoa sau 3 năm sinh trưởng, nhưng năng suất thấp. Đến 5 tuổi cây ra hoa nhiều và cho quả cao hơn. Thời kỳ ra hoa nói chung là tháng 6 - 7, thời kỳ đậu quả là tháng 8 - 9. Người ta thu hoạch Cam thảo vào khoảng năm thứ năm, thường vào mùa đông khi cây chết. Tại thời điểm này, bộ rễ đã chắc, nặng, nhiều bột và chất lượng tốt. Dùng bàn chải để loại bỏ đất. Phân loại thành lớn, nhỏ và khô. Khi khô 50%, bó thành từng bó, sau đó phơi khô chỉ cắt phần ngọn, không lấy rễ nên vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ rất đẹp. Thường dùng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo, bột Cam thảo:
- Sinh thảo: Rửa sạch nhanh rồi đồ mềm, cắt thành lát mỏng 2mm lúc còn nóng; nếu không kịp cắt thì cho ngay vào nước lã, ủ cho mềm để khi cắt được dễ dàng. Sau đó, mang sấy hoặc phơi khô.
- Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi đem tẩm mật (1kg Cam thảo phiến thì dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao cho vàng thơm. Nếu dùng ít, có thể thái thành khúc 5 – 10cm, cuộn vài lần bằng giấy bản, nhúng qua nước cho đủ ướt rồi vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi xém thì bỏ giấy, cắt lát mỏng.
Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, cắt miếng tròn. Sau đó sấy khô, nghiền thành bột mịn vừa. Bảo quản trong thùng kín và để nơi khô ráo.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Cam thảo là rễ và thân rễ.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc hen P/H đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này