Thuốc Genshu - Sagophar
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang, Hộp 10 vỉ x 10 viên nang, Chai 30 viên nang, Chai 100 viên nang (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Genshu được sản xuất từ các hoạt chất Cao hỗn hợp các dược liệu (tương ứng với Bạch tật lê 1000 mg, Dâm dương hoắc 750 mg, Hải mã 330 mg, Nhân sâm 297 mg, Lộc nhung 330 mg, Hải hà 330 mg, Tinh hoàn cá sấu 250mg, Quế nhục 50mg) 331mg, Bột Quế nhục 50mg, Bột nhân sâm 33mg với hàm lượng tương ứng
Mô tả Bạch tật lê hoạt chất của Thuốc Genshu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch tật lê.
Tên khác: Tật lê, Quỷ kiến sầu nhỏ, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai yết hầu.
Tên khoa học: Fructus Tribuli terrestris.
Đặc điểm tự nhiên
Quả hình cầu, đường kính 12 mm đến 15 mm. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay, tính vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở ven biển, ven sông từ Nghệ An, Quảng Bình trở vào, một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế gới, cây mọc ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi.
Thu hái: Thời gian thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.
Chế biến Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc.
Bộ phận sử dụng
Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê.
Mô tả Nhân Sâm hoạt chất của Thuốc Genshu
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ginseng (nhân sâm).
Loại thuốc
Sản phẩm thảo dược.
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột rễ thô.
Cao lỏng: 1 củ nhân sâm khoảng 7g / chai 200ml
Viên nang mềm:
Cao nhân sâm đã định chuẩn (tương đương với 0,9 mg Ginsenoid Rb1, Rg1 và Re) 40 mg;
Chiết xuất nhân sâm Panax ginseng (4% ginsenosid) 40mg;
Viên sủi: Cao nhân sâm đã định chuẩn tương đương với 0,9 mg Ginsenoid Rb1, Rg1 và Re.
Chỉ định Nhân Sâm
Dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, mệt mỏi kiệt sức, suy nhược thần kinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống thiếu máu.
Rễ nhân sâm được sử dụng rộng rãi với các tác dụng điều hòa miễn dịch, chống ung thư, tim mạch, thần kinh trung ương, nội tiết, nhưng những công dụng này chưa được xác nhận bởi các thử nghiệm lâm sàng.
Mô tả Lộc Nhung hoạt chất của Thuốc Genshu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Lộc nhung.
Tên khác: Quan Lộc nhung; Hoàng mao nhung; Huyết nhung…
Tên khoa học: Cornu Cervi Pantotrichum.
Lộc nhung là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
Đặc điểm tự nhiên
Hươu thường cao trung bình khoảng 1 m và dài 0,9 – 1,2 m. Lông hươu rất đẹp và mịn, có màu đỏ hồng, trên thân có đốm trắng. Con nai to và mạnh hơn con hươu, lông cứng hơn, màu xám, hoặc nâu, không có đốm. Hươu có chân dài và nhỏ. Đuối hươu ngắn. Hươu có 2 mắt to và có đốm đen bên dưới mắt.
Nai đực bắt đầu có sừng từ năm 2 tuổi và từ năm tuổi trở đi có thể thu hoạch sừng nai. Sừng hươu sẽ rụng vào khoảng cuối mùa hạ và mọc lại vào mùa xuân năm sau. Sừng non mới mọc rất mềm, dài khoảng 5 - 10 cm, mặt ngoài có lông tơ màu nâu nhạt và bên trong chứa rất nhiều mạch máu.
Nhung của hươu và nai có mùa khác nhau, mùa nhung của hươu vào tháng 2 - 3, của nai vào tháng 4 - 8. Chúng giao phối vào tháng 7 - 8 hằng năm. Con cái có chửa 6 tháng vào khoảng tháng 2 - 3 năm sau thì đẻ.
Hươu nai sống từng vầy ở núi rừng hoặc đồng bằng. Thức ăn của chúng là cỏ, quả cây và lá non.
Phân bố, thu hái, chế biến
Nhung hươu có thể thu được từ hươu nai săn bắt được hoặc nuôi. Ở Việt Nam, hươu nai được nuôi nhiều ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Hươu ăn lá tre, lá mít, lá chuối, dây khoai lang, cây lúa, cây ngô non…
Chế biến nhung hươu
Nhung thường làm như sau: Vào tháng 2 - 3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta chọn 3 - 4 người mạnh khỏe, vật ngã hươu xuống, trói 4 chân. Sau đó cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3 cm.
Nhưng cũng chỉ nên lấy có chừng mực để khỏi hại hươu. Muốn hãm cho máu không chảy nữa, người ta dùng mực tàu trộn với than gỗ cho đều rồi bôi vào chỗ cưa thì máu cầm ngay. Sau đó lấy miếng vải gạc hay vải thường thật sạch bọc lấy để ruồi muỗi không đậu vào sinh dòi bọ.
Chế nhung
Sau khi cắt nhung cần chế biến ngay. Có thể chế biến bằng 1 trong 2 cách:
Cách 1: Ngâm cặp nhung vừa cắt với rượu một đêm, hướng vết cắt lên trên không để cho chất tốt trong nhung ra hết vào rượu. Hôm sau rang cát nóng vừa, để vào 1 cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên, thay cát khi nguội, làm như vậy cho đến khi khô. Cất nhung vào hộp có nắp kín trong đó có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo.
Cách 2: Chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô, khô rồi lại tẩm rượu rồi sấy khô cho đến khi nhung khô kiệt.
Thường chế biến nhung trong khoảng 2 - 3 ngày. Trung bình một cặp nhung nặng 800 g, khi khô chỉ còn khoảng 250 g. Trước khi dùng nung 1 cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ lăn xung quanh cho cháy hết lông.
Bộ phận sử dụng
Sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực (Cervus nippon Temminck) có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Genshu đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này