Thuốc Dầu nóng mặt trời
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 20ml, hộp 1 chai 60ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Dầu nóng mặt trời được sản xuất từ các hoạt chất Methyl salycilat 6,21g, Camphor 2,1g, Tinh dầu quế 0,11g, Tinh dầu bạc hà 2,48g, Gừng 0,63g với hàm lượng tương ứng 6,21g, 2,1g, 0,11g, 2,48g, 0,63g
Mô tả Bạc hà hoạt chất của Thuốc Dầu nóng mặt trời
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạc hà.
Tên khác: Châu Á (Mentha arvensis): Bạc hà; bạc hà nam; bạc hà Nhật Bản; húng cay; húng bạc hà; Châu Âu (Mentha piperita): Peppermint; Peppermint oil; Tinh dầu bạc hà.
Tên khoa học: Mentha arvensis L, thuộc họ: Lamiaceae (Hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Bạc hà là cây thảo sống lâu năm. Thân cây mọc đứng hay bò và có phân thành nhiều nhánh nhỏ. Màu sắc thân xanh đậm hoặc tím nhạt với rất nhiều lông ngắn. Cây có mùi thơm nhẹ khá dễ chịu, vị hơi cay mát. Lá mọc đối, thon dài, kích thước 3-5cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông. Cánh hoa nhỏ, mọc tập trung, kết thành vòng ở kẽ lá. Hoa màu tím, trắng, hồng nhạt. Toàn cây có mùi thơm. Quả khá nhỏ và có 4 hạt. Cây ra hoa vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây bạc hà mọc hoang và đuợc trồng tại nhiều vùng ở nước ta, mọc hoang cả ở miền đồng bằng và ở miền núi. Chúng tôi đã phát hiện mọc hoang nhiều ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La.
Mùa trồng thích hợp nhất là tháng 8-9, mỗi năm thu hái 2-3 lần (tháng 10-11, tháng 2-3, tháng 5) lúc cây chưa ra hoa hay vừa mới ra. Sau khi cắt đem phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Bạc hà là lá và toàn cây.
Mô tả Camphor hoạt chất của Thuốc Dầu nóng mặt trời
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Camphor
Loại thuốc
Dược liệu
Dạng thuốc và hàm lượng
Dạng đơn chất:
- Kem bôi ngoài da 3,1 %.
- Gel bôi ngoài da 0,45 %.
- Dung dịch xông 6,2 %.
Dạng phối hợp:
Dầu xoa:
- Eucalyptol - 5,6 g/ 10ml và Camphor - 0,8 g/ 10ml.
- Menthol - 1 g; Camphor - 2 g; Methyl Salicylat - 3,6 g; tinh dầu tràm - 0,36 g.
- Menthol - 38,6 g; Pepermint oil - 39,6 ml; Camphor - 6,9 g.
Dung dịch xịt mũi: Oxymetazolin hydroclorid - 7,5 mg/ 15ml; menthol - 1,5 mg/ 15ml và Camphor - 1,1 mg/ 15ml.
Viên nén: Đan sâm - 720 mg; tam thất - 141 mg và Camphor - 8 mg.
Viên nang: Menthol - 12 mg; Eucalyptol - 12 mg; Camphor - 12 mg và tinh dầu chanh - 12mg.
Ống hít: Menthol - 504 mg; Camphor - 119 mg; Methyl Salicylat - 19 mg.
Gel dùng ngoài: Dịch chiết lá xoài, Camphor, Menthol - 30 ml.
Cồn thuốc: Camphor - 420 mg; Menthol - 280 mg; Procain HCL - 35 mg; tinh đầu đinh hương, sao đen, tạo giác, thông bạch - 439 mg.
Miếng dán: Camphor - 1% ; Menthol - 0,3% ; Dementholised mint oil - 0,6% ; Eucalyptus oil - 0,5%.
Chỉ định Camphor
Thuốc Camphor được chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Dung dịch xông: Giảm tạm thời cơn ho do cảm lạnh.
-
Kem bôi ngoài da: Giảm tạm thời cơn đau nhức cơ khớp nhẹ liên quan đến tình trạng viêm khớp, đau lưng đơn thuần, bong gân, căng cơ và các vết bầm tím.
-
Gel bôi ngoài da: Giảm đau và ngứa tạm thời do bỏng nhẹ, cháy nắng, vết cắt nhỏ, vết xước, côn trùng cắn, kích ứng da nhẹ và phát ban do cây cỏ có độc (ví dụ: Cây thường xuân, cây sồi và cây sơn).
Mô tả Gừng (Thân rễ) hoạt chất của Thuốc Dầu nóng mặt trời
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Gừng (Thân rễ).
Tên khác: Khương; Sinh khương; Can khương.
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose. hay Rhizoma Zingiberis.
Họ: Gừng (Zingiberaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Gừng là một loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, chiều cao 0,6 – 1 m. Thân rễ nạc, phân nhánh và mọc bò ngang. Lá mọc đối, không cuống, có bẹ, hình mác, dài 15 - 20cm, rộng 2cm, mặt nhẵn, gân giữa màu trắng, có mùi thơm.
Trục hoa xuất phát từ gốc, dài 20cm và rộng 2 – 3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài khoảng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài khoảng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài của cây gừng trồng ít ra hoa.
Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị cay nóng.
Mùa hoa quả: Tháng 5 đến tháng 8.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở nước ta có thể thấy Gừng ở khắp nơi, củ Gừng có thể ăn được và dùng làm thuốc trong nước hoặc xuất khẩu.
Muốn ăn Gừng tươi (Sinh Khương) thì thường đào củ vào mùa hè và mùa thu. Cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch. Để giữ gừng tươi lâu, phải cho vào nồi đậy kín bằng đất. Khi sử dụng đào, hãy rửa sạch chúng. Đào lấy thân rễ già trong mùa đông, cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch và phơi nắng sẽ thu được Can khương.
Ngoài 2 loại Gừng trên dùng trong đông y, trên thị trường quốc tế người ta còn tiêu thụ 2 loại Gừng gọi là Gừng trắng và Gừng xám. Gừng xám là loại củ còn để nguyên vỏ hay cạo vỏ ở những chỗ phẳng và phơi khô. Gừng trắng là loại Gừng đã được cạo lớp vỏ ngoài có chứa nhựa dầu (oleoresin) rồi mới phơi khô. Thông thường, người ta còn ngâm Gừng già trong nước một ngày, rồi mới lấy ra cạo vỏ. Có khi người ta còn làm trắng bằng calci hypoclorid, hay xông hơi diêm sinh (SO2) hoặc ngâm nước vôi.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ thu hái vào mùa đông có thể dùng tươi như thân rễ, phơi hay sấy khô gọi là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao hơi vàng, vảy ít nước, đậy kín nắp rồi để nguội); bào khương (gừng khô đã chế biến); thân khương (gừng khô cắt lát dày sao cho cháy đen).
Có thể điều chế nhựa dầu gừng từ bột gừng khô với các dung môi hữu cơ, hiệu suất 4,2 - 6,5% hoặc cất tinh dầu từ gừng với hiệu suất 1 - 2,7%.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Dầu nóng mặt trời đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này