Thuốc Antiofat - Herbal - TW 3
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Antiofat - Herbal được sản xuất từ các hoạt chất Thảo quyết minh, trạch tả, chè xanh, râu mèo với hàm lượng tương ứng
Mô tả Chè xanh hoạt chất của Thuốc Antiofat - Herbal
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Chè xanh.
Tên khác: Trà xanh; Trà.
Tên khoa học: Camellia sinensis.
Đặc điểm tự nhiên
Chè là một cây khỏe, mọc hoang và không cắt xén có thể cao tới 10m hay hơn nữa, đường kính thân có thể tới mức một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng gỗ trên núi đá cao. Nhưng trong khi trồng tỉa thường người ta cắt xén để tiện viêc hái cho nên thường chỉ cao nhất là 2m. Nhiều cành đâm ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Quả là một nang thường có 3 ngăn, nhưng chỉ còn một hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khai bằng lối cắt ngăn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
Phân bố, thu hái, chế biến
Chè xanh là cây có nguồn gốc từ Trung quốc. Nhân dân Trung quốc đã biết dùng chè từ 2.500 năm trước công nguyên, sau tới Nhật bản và nhiều nước Châu Á khác. Hiện nay cây chè được trồng ở nhiều nước. Liên xô cũ cũng rất phát triển việc trồng chè. Ở nước ta chè được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang và một số tỉnh miền nam như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Chè dùng làm thuốc hái vào mùa xuân: Hái búp và lá non. Vò rồi sao cho khô giống như cách chế chè hương để pha nước uống của nhân dân. Cho nên ta có thể dùng chè (hương hay tàu chè) làm thuốc.
Không dùng chè đen hay chè mạn là những loại chè đã cho lên men rồi mới phơi sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Lá (Folium Camelliae) dùng tươi hay phơi khô và được chế biến thành chè xanh.
Mô tả Râu Mèo hoạt chất của Thuốc Antiofat - Herbal
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Râu mèo.
Tên khác: Cây bông bạc; Cây mao trao thảo.
Tên khoa học: Orthosiphon Stamineus Benth.
Đặc điểm tự nhiên
Thuộc nhóm cây thân thảo nhiệt đới đặc trưng, cao tới 60 cm, cao trung bình 30 cm. Thân cây râu mèo ít phân nhánh, có mép và rãnh dọc, bề mặt phủ nhiều lông mịn khi non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu tím.
Lá đơn độc, mọc đối và mọc đối, cuống lá ngắn. Lá dài khoảng 5 cm, rộng 2-3 cm, có răng cưa ở 2/3 mép và có màu xanh đậm ở cả hai mặt. Các gân chính có lông.
Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành và đầu ngọn, gồm 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc màu oải hương. Nhụy hoa và nhụy hoa phát triển ra ngoài và có chiều dài gấp đôi chiều dài của cánh hoa. Bộ nhụy và bao phấn màu tím. Lá bắc hình trứng, đài hoa có 5 răng, hàm trên rộng. Tràng hoa hình ống hẹp, dài 2 cm, hơi cong, môi trên chia 3 thùy. Dược liệu có vị hơi mặn, hơi đắng, mùi thơm đặc trưng.
Quả vuông, kích thước nhỏ, da hơi nhăn.
Phân bố, thu hái, chế biến
Trên thế giới có khoảng 40 loài Orthosiphonis, phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi... Nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung số lượng chi đa dạng cao, trong đó có khoảng 8 loài ở miền Nam Việt Nam. Đây là một loại cây nhiệt đới tương đối điển hình xuất hiện ở Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây này phân bố ở Thanh Hóa, Lâm Đồng, Phú An...
Cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu bóng râm, thường mọc trên đất nhiều mùn ven rừng, gần mặt nước. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, hạ và bắt đầu tàn vào mùa đông. Cây là loại cây ăn quả hàng năm, tái sinh chủ yếu bằng hạt nhưng tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Cây râu mèo có thể tái sinh cành khỏe ngay cả khi cành bị chặt. Cây thích hợp với nhiều loại đất, không chịu úng.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào khoảng tháng 9, khi cây bắt đầu ra hoa và chứa dược tính tốt nhất. Nên thu hoạch khi cây đang phát triển mạnh, không quá non hoặc quá già.
Dược liệu nếu là quả đã qua sơ chế cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây lấy làm thuốc, rửa sạch loại bỏ tạp chất, thái nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Mô tả Thảo quyết minh hoạt chất của Thuốc Antiofat - Herbal
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Thảo quyết minh.
Tên khác: Quyết minh; cây Muồng ngủ; Muồng; Đậu ma, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Lạc trời, Muồng hòe, Hìa diêm tập (Dao).
Tên khoa học: Cassia tora L. Fabaceae (Đậu).
Đặc điểm tự nhiên
Thảo quyết minh là cây bụi nhỏ, cao 30 đến 90cm. Thân cành nhẵn. Lá kiểu lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3 đôi lá chét hình bầu dục, mọc đối. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa màu vàng có tràng 5 cánh hình trứng.
Quả thảo quyết minh là quả đậu, dài, hẹp, hai đầu thắt lại. Mỗi quả chứa khoảng 25 hạt.
Hạt thảo quyết minh có hình trụ xiên, màu nâu vàng bóng.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 9 – 11.
Phân bố, thu hái, chế biến
Thảo quyết minh thường phân bố ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu A, châu Phi, Australia. Tại Việt Nam, thảo quyết minh phân bố rộng rãi khắp cả nước, trừ những nơi có độ cao trên 1000m. Thảo quyết minh là cây ưa sáng, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Quả thảo quyết minh sau khi thu hái, phơi khô, tách bỏ vỏ, lấy hạt. Hạt thảo quyết minh đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng có thể sao vàng bằng lửa nhỏ đến khi có mùi thơm. Đôi khi có thể sao cháy tùy mục đích trị bệnh.
Thảo quyết minh sao vàng
Hạt thảo quyết minh rửa sạch, để ráo rồi sao với chảo (đã để nóng già). Sao đến khi lớp ngoài xuất hiện lớp dầu bóng. Tiếp tục sao đến khi dầu ráo, màu của hạt chuyển sang màu vàng. Lấy hạt ra và để nguội.
Thảo quyết minh sao cháy
Hạt thảo quyết minh khi sao vàng rồi thì vẫn tiếp tục sao đến khi lớp vỏ ngoài đen dần, trên mặt chảo có lớp khói màu vàng cam, có mùi nồng. Sao đến khi tất cả các hạt có màu đen đều, khói chuyển sang khói đen, mùi thơm cháy nồng (vữa chưa khét), ngưng sao và trải ra khay để nguội.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của thảo quyết minh là hạt.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Antiofat - Herbal đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này