Tô mộc


Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Tô mộc.

Tên khác: Cây gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng.

Tên khoa học: Lignum Caesalpiniae sappan (Caesalpinia sappan L.) hay Biancaea sappan L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây tô mộc là một loại thực vật thân gỗ cao từ 7 - 10m, trên thân cây có gai. Lá cây tô mộc thuộc loại lá kép lông chim, bao gồm 12 đôi lá chét hoặc nhiều hơn. Lá có hình dáng tròn ở đầu hơi hẹp phía dưới và mặt dưới lá có nhiều lông. Hoa có 5 cánh mọc thành chùm, hoa màu vàng, nhị hơi lộ ra, phần dưới chỉ nhị có lông ít, bầu hoa được phủ lông màu xám. Quả tô mộc dẹt, hình trứng ngược dai dày và cứng, dài từ 7-10cm, rộng khoảng 3.5-4cm, ở trong quả có 3-4 hạt màu nâu.

Tô mộc là loài cây thân gỗ được dùng làm thuốc ở khu vực Đông Nam Á

Tô mộc dược liệu làm từ cây tô mộc có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3-12 cm, dài 10 cm hoặc hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vang, mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có mạch gỗ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Tô mộc là cây thuốc được sử dụng ở Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ở nước ta cây tô mộc khá phổ biến, chúng mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi trên nước ta.

Thu hái: Cây tô mộc được thu hoạch vào mùa thu.

Chế biến: Người dân chặt những cây gỗ già, sau đó đẽo bỏ phần gỗ giác trắng, còn lại lấy phần gỗ đỏ bên trong, đem cưa thành khúc rồi chẻ ra thành những mảnh nhỏ, mang phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng làm dược liệu từ cây tô mộc là phần gỗ lõi màu đỏ bên trong để nguyên hay chẻ nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Lõi thân cây tô mộc là bộ phận dùng làm thuốc với nhiều công dụng

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng: Dạng thuốc sắc, liều dùng tô mộc trung bình 6 - 12g.

Cách dùng: Người dân còn có thể dùng nấu nước uống thường ngày thay nước chè. Với màu đỏ vang đặc trưng, nước sắc gỗ vang được dùng làm thuốc nhuộm đồ gỗ trước khi đánh vécni.

Lưu ý

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Tô mộc:

  • Vì là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh, do đó việc sử dụng thuốc phải được dùng đúng chỉ định dưới sự giám sát từ bác sĩ chuyên khoa về Y học cổ truyền.
  • Phụ nữ có thai cấm dùng.
  • Thể bệnh không ứ trệ cấm dùng.
  • Theo GS Đỗ Tất Lợi đã có báo cáo về trường hợp chuột bạch, chuột nhắt và thỏ dùng nước sắc tô mộc có triệu chứng buồn ngủ (khi dùng ở lượng lớn thì hôn mê, thậm chí tử vong) và khi tiêm nước sắc tô mộc cho chó thì có triệu chứng nôn mửa và đi tả.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào

  • Cây Tô Mộc (Cây Gỗ Vang) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi Cây Tô Mộc (Cây Gỗ Vang) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi (vnras.com)
  • Tô mộc - Dược điển Việt Nam TÔ MỘC - Dược Điển Việt Nam (duocdienvietnam.com)
  • Cây Tô mộc và nhiều bài thuốc quý Cây tô mộc (gỗ vang) và nhiều bài thuốc quý (caythuoc.org)
  • Caesalpinia sappan L: REVIEW ARTICLE (PDF) Caesalpinia sappan L: REVIEW ARTICLE (researchgate.net)
  • Bio-actives from Caesalpinia sappan L.: Recent advancements in phytochemistry and pharmacology Bio-actives from Caesalpinia sappan L.: Recent advancements in phytochemistry and pharmacology - ScienceDirect
  • Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ