Tam thất
Thuốc OPCARDIO Viên Hộ Tâm
Thuốc TAM THẤT OPC - OPC
Thuốc FITOCORON F - Fito Pharma
Thuốc Đan sâm tam thất
Thuốc Phyllantol - Vạn Xuân
Thuốc Nhân sâm tam thất
Thuốc Đan sâm- tam thất
Thuốc Tam thất bột Phúc hưng 100g
Thuốc Luotai - Trung Quốc
Thuốc Vân nam bạch dược
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tam thất
Tên khác: Sâm tam thất; Kim bất hoán; Điền thất nhân sâm.
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk F.H. Chen).
Đặc điểm tự nhiên
Tam thất là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 40cm. Bề ngoài thân có màu be vàng hoặc màu nâu. Các vân nhỏ đứt nét chạy dọc thân, chỗ thân có ít vân thì hơi có ánh quang. Lá kép hình chân vịt, thường mọc thành vòng, cuống lá dài hoặc có thể dài hơn chiều dài của lá, mỗi lá có từ 3 – 7 lá chét, có răng cưa nhỏ ở mép lá, trên gân chính có một số gân cứng thành gai.
Phiến lá hình mác, diện tích rộng, mọc vòng xung quanh thân. Đầu lá nhọn, góc tù, mép có răng cưa nhỏ đều nhau. Hoa tự hình tán, màu xanh nhạt, mọc thành chùm đầu cành về sau chuyển dần sang màu đỏ, có hình xoắn môi. Quả mọng, hình thận, mọc ở ngọn cây, khi chín có màu đỏ tươi, bên trong có 2 hạt hình cầu. Củ có hình dạng không thống nhất, thường có hình trụ hoặc hình chùy ngược, vỏ ngoài có màu vàng xám nhạt và có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Tam thất phát triển tốt ở những vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều bóng râm. Những nơi này Tam thất mới chất lượng nhất. Ở Việt Nam, cây tam thất phân bố chủ yếu ở dãy núi Hoàng Liên Sơn vùng Tây Bắc cao hơn 180km (Ba Xát, Mường Khương) và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…Đặc biệt Tam thất vùng Hà Giang có chất lượng tốt nhất do địa hình ở đây phần lớn là núi đá. Ngoài ra, một số nước trên thế giới như Trung Quốc cây Tam thất được phân bố tại một vài tỉnh như: Vân Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên,…
Thu hái
Tam thất được thu hái vào cuối hạ, đầu thu, thời điểm thích hợp nhất là trước khi cây hoa nở hoặc sau khi hạt đã chín. Đào lấy rễ củ, loại bỏ đất cát, cắt bỏ thân và rễ nhỏ.
Chế biến
Củ Tam thất:
Đem củ Tam thất rửa sạch sau đó phơi khô một nửa, đem vò xát nhiều lần và phơi khô hoàn toàn.
-
Củ được thu hoạch vào mùa hạ, thu có chất lượng tốt, thân chắc đầy, được gọi là Xuân thất.
-
Củ được thu hoạch vào mùa đông chất lượng kém hơn, củ nhỏ, bề mặt teo, nhăn, được gọi là Đông thất.
-
Rễ nhánh nhỏ được cắt ra gọi là Tiễn khẩu tam thất. Rễ thô cắt ra được gọi là Cân điều. Loại rễ nhỏ nhất được gọi là Nhung căn.
-
Huyết sâm trồng nhân tạo ở đồng ruộng được gọi là Điền thất.
Nụ hoa tam thất:
Đem nụ hoa tam thất rửa sạch, sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Các bộ phận của cây tam thất đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Rễ củ của cây (thường được gọi là củ) được thu hái làm dược liệu. Thường chỉ thu hoạch ở những cây từ 5 năm tuổi trở lên.
Nụ tam thất chưa nở hoa: Nụ Tam thất càng nhỏ, chưa nở bông hàm lượng hoạt chất càng cao.
Thành phần hoá học
Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng các chất chiết xuất và hợp chất từ cây Tam thất có tác dụng sinh lý khác nhau. Các thành phần hoạt động chủ yếu được công nhận là saponin (với hơn 100 loại) và hơn 200 hợp chất hóa học khác trong đó có flavonoid và cyclopeptides.
Ginsenoside Rb1 có nhiều ở tất cả các bộ phận, trong khi ginsenoside Rg1 thì làm giàu ở rễ và thân rễ. Cần lưu ý rằng ginsenoside Rb3, đã được báo cáo là có tác dụng bảo vệ thần kinh, đặc biệt có nhiều trong nụ hoa.
Liều dùng & cách dùng
Về liều nói chung không dùng theo bài thuốc sắc thì dùng 0.6g đến 3g trong điều trị chỉ huyết, 3g đến 6g chữa ngoại thương gãy gân xương,... ngày uống 1 -2 lần.
Tán bột hòa vào nước ấm uống riêng rẽ hoặc hòa vào thang thuốc sắc. Cũng có thể rắc bột tam thất trực tiếp lên vết thương như một loại thuốc cầm máu, giảm sưng đau.
Lưu ý
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng Tam thất: Phụ nữ có thai không được dùng Tam thất.
Bài thuốc kinh nghiệm
Bổ sung dinh dưỡng: Tam thất 3g, chim bồ câu 1 con. Hấp cách thủy để ăn hàng ngày.
Đau bụng kinh: 5g bột Tam thất, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm, uống 1 lần/ ngày.
Cầm máu, giảm viêm tiêu sưng: Dùng Tam thất, Nhũ hương, Huyết kiệt, Sáp trắng, Giáng hương, Ngũ bội, Mẫu lệ, các vị bằng lượng nhau. Đem tán bột và đắp lên vùng vết thương chảy máu.
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Dùng Tam thất (bột) 12g, Mai mực 3g, Bạch cập 9g đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3g, ngày dùng 3 lần. Duy trì bài thuốc từ 15 – 21 ngày.
Bệnh mạch vành (phòng và chữa): Bột tam thất 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi. Hay bột Nhân sâm và bột Tam thất mỗi thứ 15g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi. Hoặc dùng bột Tam thất 1,5g, bột Ngọc trai 0,3g, bột Xuyên bối mẫu 3g. Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi.
Đau tức ngực: Bột Tam thất 8g. Uống với 15ml rượu nóng. Uống hàng ngày, lâu dài.
Đi tiểu ra máu: Tam thất (bột) 4g. Nước sắc Cỏ bấc đèn và Gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.
https://sci-hub.se/10.1016/j.jep.2016.05.005
https://link.springer.com/article/10.1007/s11418-005-0027-x
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17266624/
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ptr.1329