Kinh giới


Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Kinh giới.

Tên khác: Kinh giới rìa; Kinh giới trồng; Giả tô; Kinh giới trồng; Thử minh; Nhất niệp kim; Tái sinh đơn; Tịnh giới; Hồ kinh giới; Như thánh tán.

Tên khoa học: Elsholatzia cristata, họ hoa môi Lamiaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Kinh giới đặc điểm tự nhiên là dạng cây thân cỏ sống hàng năm, thân hình vuông đặc trưng cho họ cây hoa môi, Kinh giới có mùi thơm rất đặc trưng; thân cây cao khoảng 0,6 đến 0,8m, thân màu xanh, khi về phía gốc có màu hơi tía, toàn thân cây có lông ngắn. Lá Kinh dưới nếu mọc dưới gốc thì lá thường không cuống, lá mọc đối, xẻ sâu thành 5 thùy rõ; lá mọc phía trên thì xe ít hơn khoảng 3 đến 5 thùy. Hoa kinh giới màu tím, móc thành cụm bông. Quả kinh giới hình trái

Cây Kinh giới thường được trồng để ăn làm gia vị và làm thuốc đã được xác định là Elshoitiia cristaia Willd. cùng họ. Cây cũng thuộc thảo, chiều cao khoảng từ 0,3 - 0,45m, thân nhẵn, mọc thẳng đứng. Lá Kinh giới mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, chiều dài lá khoảng 5 - 8cm, rộng 3cm, cuống gầy dài 2 - 3cm, mép răng cưa. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành, rất mau. Quả nhẵn, gồm 4 hạch nhỏ, dài 0,5cm.

Một cây khác cũng được gọi là Kinh giới và dùng làm thuốc là cây Origanum syriacum (Lour.) có cùng họ.

Cây Kinh giới là loài rau quen thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh

Phân bố, thu hái, chế biến

Tại Việt Nam chưa thấy mọc cây Kinh giới, (Schiionepeta tenuifolia). Kinh giới Elsholtzia cristata chỉ mới thấy trồng loại để ăn và làm thuốc ở nước ta. Người ta thu hoạch cả cây vào mùa thu, nhổ cả cây sau đó phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới, nhưng một số địa phương chỉ cắt hoa và cành, nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọi là Kinh giới, nếu xát hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là toàn thân.

Thành phần hoá học

Trong Kinh giới Schizonepeta tenuifoiia có chứa khoảng 1,8% tinh dầu.

Thành phần chủ yếu của tinh dầu Kinh giới là d-menton, một ít d-limonene.

Cần lưu ý, tinh dầu của Kinh giới chỉ có trong dạng tươi; trên thực tế nhân dân nhiều khi sử dụng dạng sao đen gọi là Kinh giới thán (rửa sạch, cho vào nồi rang cho cháy đen, sau đó phun nước vào rồi lại sấy khô) hoặc Kinh giới tuệ thán (tức là cụm hoa của cây kinh giới sao đen).

Cây Kinh giới và hoa

Liều dùng & cách dùng

Cách dùng: Dùng dạng tươi hoặc dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.

Liều dùng: Ngày dùng từ 10g đến 16g dược liệu khô, hoặc 30g dược liệu tươi.

Dùng ngoài, dùng lượng thích hợp, sao vàng sau đó chà sát da khi bị dị ứng ngứa.

Lưu ý

Kinh giới là một loài thực vật với công dụng tốt, vừa làm thực phẩm và vừa làm thuốc. Hỗ trợ điều trị tốt trong trị khó tiêu, giải cảm, giảm sưng, giảm viêm. Tuy nhiên, khi dùng lượng lớn hoặc sai phương pháp có thể gây những tác dụng phụ khó chịu.

Không sử dụng Kinh giới trong các trường hợp sau:

  • Người có tình trạng biểu chứng dương hư như ra mồ hôi không cầm được.

  • Nhức đỉnh đầu do âm hư hỏa vượng, không phải ngoại cảm.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa cảm nóng, ngã ngất

Dùng khoảng một nắm Kinh giới (cây tươi) khoảng 50g, sau đó giả nhỏ, tiếp tục cho thêm khoảng vài lát gừng tươi. Nước vắt uống còn lại bã tiếp tục dùng đắp dọc theo sống lưng. Hoặc có thể sử dụng Kinh giới phơi khô khoảng 20g sau đó sao vàng, tiếp tục thêm 200ml nước uống lúc nước còn nóng. Sau đó đắp mền cho ra mồ hôi giải cảm.

Phụ nữ băng huyết, trẻ con người lớn bị máu cam

Kinh giới tuệ sao đen 15g, tiếp tục cho nước 200ml sắc còn 100ml cho uống ngày 2 - 3 lần.

Thuốc cảm

Phối hợp các dược liệu: Hoa Kinh giới, ngải cứu, hoắc hương, tía tô, hương nhu, các vị bằng nhau, sau đó sắc bằng nước nhiều lần, gộp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt bắp. Khi bị cảm uống khoảng chừng 7 - 8 viên. Trẻ em dùng 2 đến 4 viên. Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ.

Chữa cảm cúm

Sử dụng Kinh giới tuệ sao vàng tán nhỏ. Khi bị cảm dùng 6 - 8g bột này.

Kinh giới có tác dụng chữa cảm cúm hiệu quả
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  • Pudziuvelyte (2020). “Elsholtzia ciliata(Thunb.) Hyl. Extracts from Different Plant Parts: Phenolic Composition, Antioxidant, and Anti-Inflammatory Activities. Molecules (Basel, Switzerland), 25(5), 1153.

  • Dược điển Việt Nam V.

  • Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ