Kim ngân hoa
Thuốc Siro tiêu độc - Hà Nam
Thuốc Viêm xoang đông dược việt
Thuốc Viên ngân kiều TW3
Thuốc Giải nhiệt tiêu ban lộ
Thuốc Tiềm Long - Nam Dược
Thuốc Diệp hạ châu Vạn xuân
Viên ngậm Ngọc hầu - Hoa linh
Thuốc Ngân kiều giải độc - BVP
Thuốc Ngân kiều giải độc
Thuốc Bảo bảo nhiệt độc thanh
Thuốc Mát gan giải độc - HT
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim ngân hoa.
Tên gọi khác: Nhẫn đông, song hoa.
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. Theo Dược điển Việt Nam V, một số loài khác cùng chi như Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre cũng có thể dùng làm vị thuốc Kim ngân hoa.
Chi Lonicera, họ Caprifoliaceae, bộ Dipsacales.
Đặc điểm tự nhiên
Cây leo bằng thân quấn, có thể dài tận 10m hoặc hơn. Cành non của cây có lớp lông đơn ngắn mịn bao phủ và lông tuyến có cuống, thường hay thấy ở thân già, màu hơi đỏ có vân.
Lá mọc đối, hơi dày, phiến lá có hình mũi mác hoặc trái xoan. Chiều dài lá từ 4 - 7 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có nhiều nếp trừ các gân của mặt dưới, cuống lá dài 5-6 mm, có lông tơ mịn.
Cụm hoa mọc thành từng đôi ở kẽ các lá tận cùng, tràng màu trắng hoặc bạc sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng (nên có tên là Kim ngân), có lông mịn và lông tuyến ở ngoài, mùi thơm nhẹ đặc trưng, ống tràng dài từ 1,8 - 2 cm, có 2 môi, môi dài 1,5 - 1,8 cm, nhị 5 thò ra ngoài, dính ở họng tràng hoa, bao phấn đính lưng. Hoa có kèm lá bắc hình mũi mác, tròn có lông thưa ở mép, dài 5 răng, mảnh, đôi khi không bằng nhau, có lông mịn.
Quả hình cầu hoặc hình trứng, dài khoảng 5mm, có màu đen.
Cây Kim ngânPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Có khoảng 10 loài thực vật thuộc chi Lonicera tại Việt Nam được dùng làm vị thuốc Kim ngân hoa. Kim ngân có nguồn gốc từ các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này, cây được trồng rộng rãi tại nhiều nơi như Việt Nam, các nước Châu Mỹ, Úc,... Tại Việt Nam, Kim ngân hoa chủ yếu được thu hái tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,...
Thu hái: Kim ngân trồng vào thời vụ mùa đông và mùa xuân rất thuận lợi để sinh trưởng. Việc thu hái hoa nên thực hiện khi hoa gần chớm nở vào khoảng 9 - 10 giờ sáng khi sương đã ráo. Dây lá thì có thể thu hái quanh năm.
Chế biến: Sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất rồi phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô hoàn toàn. Tỷ lệ cành lá không quá 2%, các tạp chất khác không quá 0,5%.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu mọt, độ ẩm không quá 12%.
Hoa Kim ngânBộ phận sử dụng
Nụ hoa của cây Lonicera japonica Thunb. hoặc các cây cùng chi được sử dụng làm thuốc.
Nụ hoa dùng làm thuốc hình ống cong dài từ 1 - 5cm, đầu to, đường kính từ 0,2 - 0,5cm, phủ đầy lông ngắn và có màu vàng hoặc vàng nâu. Mùi thơm nhẹ và vị hơi đắng. Tỷ lệ hoa nở không quá 10%.
Vị thuốc Kim ngân hoaLiều dùng & cách dùng
Ngày dùng từ 12g đến 16g, dạng thuốc sắc, trà tẩm, hoàn, tán hoặc có thể ngâm rượu. Thường dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Trà Kim ngân hoaLưu ý
Người có Tỳ vị hư hàn gây tiêu lỏng, hoặc vết thương hở, mụn nhọt có mủ loãng do khí hư; mụn nhọt đã có mủ và vỡ loét không nên dùng.