Isopropyl Alcohol
Thuốc Perskindol Classic gel
Thuốc Perskindol Classic spray
Tìm hiểu chung
Isopropyl Alcohol là gì?
Isopropyl Alcohol (IPA) là một loại cồn hóa học không màu, dễ cháy, hơi ngọt và có mùi hắc nhẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Isopropanol, cồn, 2-Propanol, Propan-2-ol. Isopropyl Alcohol có công thức hóa học là CH3CHOHCH3 (C3H8O), còn được gọi là cồn tẩy rửa.
Công thức hóa học của Isopropyl Alcohol
Đối với phái đẹp, Isopropyl Alcohol là thành phần quen thuộc xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da. Trong mỹ phẩm, Isopropyl Alcohol đóng vai trò là dung môi hòa tan dưỡng chất đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm, đồng thời sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da; hoặc thành phần giúp bảo quản mỹ phẩm khỏi những xâm nhập của vi khuẩn, tăng tuổi thọ cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2003 được công bố cho thấy khi tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm có cồn tẩy rửa có thể gây hại cho da vì làm cho da mất đi khả năng ngăn nước. Từ đó, chất tẩy rửa thâm nhập vào sâu bên trong ăn mòn các lớp bề mặt của da. Cồn tẩy rửa cũng phá huỷ các chất dưỡng trong da, những chất tự nhiên làm dịu và chất bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Isopropyl Alcohol bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường
Thành phần gây hại thường được nhắc tới là cồn khô (alcohol denat hay ethanol). Ethanol giống như cồn bia rượu. Lí do thành phần này chịu khá nhiều tiếng xấu là do cả ethanol và alcohol denat khi sử dụng với số lượng lớn đều khiến tế bào sinh ra gốc tự do, gây lão hoá tế bào. Do đặc tính hút ẩm, ethanol rút nước, khiến da khô, nẻ, mất đi độ ẩm do lớp dầu tự nhiên bị phá huỷ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các mỹ phẩm chứa alcohol denat và các loại alcohol khác.
Isopropyl Alcohol trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại:
Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.
Điều chế và sản xuất Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol được điều chế bằng 3 phương pháp hydro hóa:
Hydro hóa trực tiếp: Sử dụng Propence hidrate hóa trực tiếp với nước, ở dạng lỏng hoặc dạng khí. Điều kiện xảy ra phản ứng là có áp suất và chất xúc tác của chất rắn hay axit hỗ trợ.
Hydro hóa gián tiếp: Propen phản ứng với axit sunfuric tạo thành hỗn hợp Este sunfat, sau đó thủy phân bằng cách chưng cất để tạo ra Isopropyl Alcohol.
Hydro hóa acetone: Acetone thô được hydro hóa trong pha lỏng trên niken Raney hoặc hỗn hợp đồng và oxit crom để tạo thành cồn IPA.
Cơ chế hoạt động của Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol có khả năng rửa sạch keo dính, dầu mỡ hay sơn bám trên bề mặt. Isopropyl Alcohol làm phân hủy chất béo và ADN vì thế Isopropyl Alcohol còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm để loại bỏ ADN khỏi các mô trong phân tích gen.
Liều dùng & cách dùng
Khi chọn các loại mỹ phẩm hay sản phẩm cho da có thành phần Isopropyl Alcohol cần chú ý thành phần và hàm lượng của cồn khô và cồn béo.
Như đã nói, cồn khô có thể gây hại cho da nhưng không phải mỹ phẩm chứa cồn khô đều không tốt. Dựa vào thành phần sản phẩm, bạn có thể cân nhắc và đánh giá lợi – hại của lượng cồn có mặt trong bảng thành phần sản phẩm.
Nếu mỹ phẩm có thành phần cồn béo, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Cồn béo trong sản phẩm sẽ giúp da trở nên mịm màng và sáng màu hơn. Tuy vậy, mỹ phẩm chứa các loại cồn khô không phải hoàn toàn xấu. Nếu nồng độ từ 5% trở xuống, cồn khô gần như không gây ảnh hưởng xấu đến da bởi khả năng bay hơi rất nhanh và gần như an toàn khi sử dụng trực tiếp trên da.
Ngoài ra, một vài loại mỹ phẩm có chứa lượng alcohol thấp sẽ vô hại. Chúng xuất hiện trong sản phẩm không hề gây khô hay lão hoá da mà giúp bảo quản, tiêu diệt vi sinh vật phát triển bên trong sản phẩm.
Ứng dụng
Sản xuất mỹ phẩm: Mỗi loại cồn nói trên với lợi ích khác nhau giúp mỹ phẩm phát huy công dụng chăm sóc, bảo vệ da hiệu quả. Chính vì thế mà chúng được xuất hiện trong công thức dưỡng da, làm đẹp nổi tiếng hiện nay.
Sản xuất cồn y tế: Isopropyl Alcohol được dùng để sát trùng với nồng độ 75% và còn được sử dụng làm khô tai, chống viêm tai cho các vận động viên bơi lội.
Làm chất chống đông: Isopropyl Alcohol là một nguyên liệu cơ bản trong quá trình sản xuất glycerol, axetone, isopropyl acetate… giúp hạn chế quá trình đóng băng trong mùa đông của dầu mỏ và làm lạnh các chất có trong tủ lạnh, máy điều hòa.
Là chất hoạt tính tẩy rửa: Isopropyl Alcohol có nồng độ từ 35 - 50% kết hợp với nước là chất tẩy rửa kính và dung dịch xà phòng.
Isopropyl Alcohol có nồng độ từ 35 - 50% kết hợp với nước là chất tẩy rửa kính
Lưu ý
Các lưu ý khi sử dụng Isopropyl Alcohol trên da:
-
Nếu sở hữu làn da khô, nhạy cảm hoặc dễ kích ứng, bạn nên hạn chế và tuyệt đối không lạm dụng các sản phẩm chứa cồn khô vì chúng gây bào mòn, mỏng và khiến da yếu và dễ bị viêm nhiễm.
-
Tránh dùng các loại chống nắng dạng xịt có chứa cồn vì có thể làm da bị bong tróc.
https://www.healthline.com/health/denatured-alcohol-vs-isopropyl-alcohol#comparing-the-two
https://byjus.com/chemistry/isopropyl-alcohol/
https://hoachat.com.vn/tin-tuc/con-isopropyl-alcohol-ipa-la-gi.html
https://suckhoe123.vn/lam-dep/dung-moi-isopropyl-alcohol-trong-cac-san-pham-tri-mun-2063.html