Huyết giác (Lõi gỗ)
Thuốc PHONG TÊ THẤP 200ML
Thuốc Rheumapain f - Fito Pharma
Rượu trừ phong thấp - HDPHARMA
Thuốc Viên phong thấp - GRP
Thuốc Thông huyết tiêu nề DHD
Thuốc Cốt Bình Nguyên - Khải Hà
Thuốc xoa bóp Bảo Phương
Thuốc Long huyết P/H - Phúc Hưng
Cồn xoa bóp Bảo Long - Nam Dược
Thuốc Phong tê thấp - Fito Pharma
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Huyết giác, Cau rừng, Giáng ông, Dứa dại, Cây xó nhà, Giác máu, Co ởi khang (Thái), Ởi càng (Tày).
Tên khoa học: Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen.
Tên đồng nghĩa: Pleomele cochinchinensis Merr. ex Gagnep.
Họ: Dracaenaceae (Huyết dụ).
Đặc điểm tự nhiên
Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 đến 1,5m, có thể tới 2 đến 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính từ 1,6 tới 2cm, cây to có đường kính tới 20 đến 25cm.
Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi chiều dài trung bình từ 25 đến 80cm, rộng từ 3 - 4cm cho tới 6 - 7cm, mọc cách nhau, lá không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một vết sẹo. Thường trên ngọn chỉ còn một bó lá.
Hoa mọc thành chùm có thể dài tới 1m, đường kính lên đến 1,5 - 2cm ở phần cuống, trên có lá nhỏ dài khoảng 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2 - 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7 - 8mm, màu lục vàng nhạt.
Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô quả có màu đen với đường kính 6 - 7cm, hạt hình cầu.
Mùa ra hoa - quả: Tháng 2 - 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Cây chỉ có gỗ khi đã già, chết, đổ nát. Những cây đã thành huyết giác không có mùi vị gì đặc biệt, có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, tại đó tưởng chừng như do một loại sâu nào đó đục khoét mà có.
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Sản lượng huyết giác thu mua hằng năm của nước ta có thể lên tới 20 - 30 tấn.
Thu hái huyết giác có thể diễn ra quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Mục đích thu mua huyết giác là để dùng trong nước và xuất khẩu sang Trung quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được mục đích sử dụng của đông y Trung Quốc. Huyết giác chỉ là tên thường dùng của các nhà đông y Việt Nam.
Bộ phận sử dụng
Phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, bỏ chỗ gỗ mục, rửa sạch, phơi khô. Hoặc đem thái thành miếng dài 3 - 5cm, dày 3 - 5mm khi dược liệu còn mềm, ấm.
Thành phần hoá học
Nghiên cứu sơ bộ của Đăng Thị Mai An vào năm 1961 chỉ mới biết rằng trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trongete, clorofoc và benzene mà không thấy antoxyan, không thấy cacmin và chất nhựa.
Màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam khi tiếp xúc với kiềm (Bộ môn dược liệu và thực vật trường đại học y dược, Hà Nội 1961).
Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57 - 82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%.
Liều dùng & cách dùng
Huyết giác được dùng theo kinh nghiệm để chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch.
Huyết giác được dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác với liều từ 8 tới 12g. Người dân thường ngâm rượu huyết giác với tỉ lệ 2:10 uống để chữa đau mỏi sau khi lao động nặng nhọc, đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa tụ máu khi bị thương (uống và xoa bóp).
Huyết giác được dùng để chữa lao hạch vỡ mủ ở Trung Quốc bằng cách sao 8g huyết giác, 20 quả đại táo sao thành than, 16g địa hoàng khô, tất cả nghiền thành bột làm thành cao dán.
Lưu ý
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa vết thương ứ huyết, bầm tím
Mỗi vị thuốc 10g bao gồm Huyết giác, rễ cốt khí củ, rễ cỏ xước, rễ lá lốt, bồ bồ, cùng với 3g dây đau xương, 8g cam thảo nam, 6g mã đề. Sắc nước uống cùng với xoa bóp ngoài bằng rượu ngâm bởi huyết giác, địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi.
Chữa đau tim, tức ngực, đau vai, đau lưng
Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g sắc uống.
Thuốc bổ máu (Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu – Chùa Bộc)
100g mỗi loại bao gồm Huyết giác, hoài sơn, hà thủ ô, quả tơ hồng, đỗ đen sao cháy, cùng với vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang 10g. Tán tất cả thành bột rồi trộn với mật để làm thành viên. Ngày dùng 10 – 20g.
1. https://tracuuduoclieu.vn/huyet-giac.html.
2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing.