Hesperidin
Thuốc Daflovin 1000 - Vinphaco
Thuốc Dafodin - BV Pharma
Thuốc Imexflon 1g - Imexpharm
Thuốc Meviflon - Hà Nam
Thuốc Daflavon - Pymepharco
Thuốc Tidilon - Fremed
Thuốc Imexflon - Imexpharm
Thuốc Apidimin-H 450/50 - Apimed
Mô tả
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Hesperidin
Loại thuốc
Thuốc trị giãn tĩnh mạch, trị trĩ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang/ viên nén bao phim.
Hespsridin 50 mg thường phối hợp chung với Diosmin 450 mg.
Chỉ định
Thuốc trị tĩnh mạch (tăng trương lực tĩnh mạch) và bảo vệ mạch (tăng sức kháng của các mạch máu nhỏ).
Dùng trong điều trị các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch (chân sưng, đau bứt rứt).
Điều trị các triệu chứng của cơn trĩ cấp và trĩ mạn.
Dược lực học
Hesperidin là một loại flavonoids, được tìm thấy nhiều trong phần vỏ và màng trắng bám ngoài múi của trái cây thuộc chi cam chanh.
Hợp chất này thuộc nhóm hợp chất hữu cơ được gọi là flavonoid-7-o-glycoside. Đây là các hợp chất phenol chứa một gốc flavonoid được liên kết O-glycosid với gốc carbohydrate ở vị trí C7.
Hesperidin có tác dụng chống kết dính tiểu cầu và tăng tính thấm của mao mạch. Đây là một tác dụng quan trọng của flavonoid vì nó giúp thành mạch bền vững hơn và nó chống các rối loạn thành mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch gây tê đau tay chân, trĩ.
Những tác dụng trên cũng góp phần làm giảm một số triệu chứng các bệnh về não như bệnh mất trí nhớ, Alzheimer và Parkinson...
Thuốc tác dộng trên hệ thống tĩnh mạch bằng cách:
-
Trên tĩnh mạch: Làm giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch.
-
Trên tuần hoàn vi mạch: Giúp bình thường hoá tính thấm mao mạch và tăng sức bền mao mạch.
Chủ yếu là do cơ chế bảo vệ chống oxy hóa và ức chế sản xuất cytokine gây viêm
Động lực học
Hấp thu
Thuốc hấp thu thụ động qua ruột vào hệ tuần hoàn.
Chuyển hóa
Hespsridin bị thủy phân thành hespertitin bởi hệ vi sinh α-rhamnosidase và β-glucosidase trong ruột kết trước khi hấp thu .
Thải trừ
Bài xuất chủ yếu qua phân, trung bình có 14% liều dùng được bài xuất qua nước tiểu. Thời gian bán thải là 11 giờ.
Chống chỉ định
Quá mẫn với hesperidin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Liều lượng & cách dùng
Liều dùng Hesperidin
Người lớn
Suy tĩnh mạch: 2 viên/ ngày, chia làm 2 lần, uống vào buổi trưa và buổi tối.
Cơn trĩ cấp: 6 viên/ ngày trong 4 ngày đầu, sau đó 4 viên/ ngày trong 3 ngày tiếp theo, duy trì: 2 viên/ ngày.
Bệnh trĩ mạn: 2 viên/ ngày.
Cách dùng
Dùng đường uống. Nên uống vào cuối các bữa ăn.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
Hiếm gặp
Chóng mặt, đau dầu, khó chịu, viêm đại tràng, phát ban, ngứa, sẩn ngứa.
Không xác định tần suất
Đau bụng, phù cục bộ vùng mặt, môi, mí mắt (sưng).
Ngoại lệ: Phù Quincke (sưng đột ngột vùng mặt, môi, miệng, lưỡi hoặc họng có thể gây khó thở).
Lưu ý
Lưu ý chung
Cơn trĩ cấp: Nếu các triệu chứng trĩ không mất đi trong vòng 15 ngày, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Suy tĩnh mạch mạn tính: Nên phối hợp với liệu pháp tư thế, mang vớ thun và thay đổi các yếu tố có nguy cơ gây bệnh: Tránh phơi nắng, nhiệt, hạn chế tình trạng ngồi hoặc đứng quá lâu, phải thường xuyên vận động như đi bộ, bơi, đi xe đạp, nhảy...
Với những người béo phì cần ăn uống và luyện tập để giảm bớt cân nặng, mang vớ thun đặc biệt sẽ kích thích tuần hoàn máu.
Lưu ý với phụ nữ có thai
Chưa có báo cáo cho thấy thuốc gây gây quái thai. Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú
Không nên cho con bú trong thời gian điều trị (do không có số liệu về việc thuốc tiết qua sữa mẹ).
Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc
Thuốc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều
Quá liều và xử trí
Quá liều và độc tính
Chưa có báo cáo về quá liều.
Quên liều và xử trí
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tên thuốc: Hesperidin
Go.drugbank: https://go.drugbank.com/drugs/DB04703
Drugbankvn: https://drugbank.vn/thuoc/Daflon&VN-15519-12
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/hesperidin
Ngày cập nhật: 24/7/2021