Glycyrrhiza glabra
Thuốc Zecuf Herbal Cough Remedy
Tìm hiểu chung
Glycyrrhiza glabra là gì?
Liquorice (tên gọi phổ biến ở nước Anh) hay Licorice (tên gọi phổ biến ở nước Mỹ) là tên thường gọi của cây cam thảo Glycyrrhiza glabra, một loài thực vật có hoa thuộc họ đậu Fabaceae, từ rễ có thể chiết xuất ra một loại hương liệu có vị ngọt, thơm.
Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra là một loại cây họ đậu lâu năm thân thảo có nguồn gốc từ Tây Á, Bắc Phi và Nam Âu. Glycyrrhiza glabra được sử dụng làm hương liệu trong bánh kẹo và thuốc lá, đặc biệt ở một số nước Châu Âu và Tây Á.
Chất chiết xuất từ cây cam thảo đã được sử dụng trong thảo dược và y học cổ truyền.
Mùi hương của rễ cây cam thảo đến từ sự kết hợp phức tạp và đa dạng của các hợp chất, trong đó nhựa cây an xoa chiếm tới 3% tổng số chất bay hơi. Phần lớn vị ngọt trong cam thảo đến từ glycyrrhizin, một chất có vị ngọt gấp 30–50 lần độ ngọt của đường.
Cơ chế hoạt động
Chiết xuất từ cây cam thảo Glycyrrhiza glabra có chứa Glycyrrhizic acid hoặc GZA. GZA được tạo ra từ một phân tử Glycyrrhetinic acid và hai phân tử Glucuronic acid. Các chất chiết xuất từ rễ của cây Glycyrrhiza glabra được gọi là chiết xuất cam thảo, rễ ngọt và chiết xuất glycyrrhiza. Glycyrrhiza glabra mọc ở châu Âu và Tây Á. Khi dùng đường uống, sản phẩm của axit glycyrrhetic được tìm thấy trong nước tiểu người trong khi GZA thì không. Điều này cho thấy Glycyrrhetic acid được hấp thụ và chuyển hóa trong ruột ở người. GZA bị vi khuẩn thủy phân thành Glycyrrhetic acid trong ruột.
Liều dùng & cách dùng
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã đề xuất không quá 100mg đến 200mg glycyrrhizin có trong cam thảo mỗi ngày, tương đương với khoảng 70 đến 150g bánh kẹo cam thảo. Không nên dùng cam thảo trong thời kỳ mang thai.
Ứng dụng
Glycyrrhiza glabra được dùng chế biến bánh, kẹo, mứt, thức uống, rượu mùi từ chiết xuất cam thảo.
Lưu ý
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ tin rằng thực phẩm có chứa cam thảo và các dẫn xuất của nó (bao gồm cả glycyrrhizin) là an toàn nếu không được tiêu thụ quá mức.
Tăng lượng tiêu thụ cam thảo có thể gây ra nhiều tác dụng độc hại. Hội chứng cường mineralocorticosteroid có thể xảy ra khi cơ thể giữ lại natri, mất kali làm thay đổi các hoạt động sinh hóa và nội tiết tố.
Một số triệu chứng nhiễm độc khác bao gồm mất cân bằng điện giải, phù nề, tăng huyết áp, tăng cân, các vấn đề về tim và suy nhược. Các cá nhân sẽ gặp phải các triệu chứng nhất định dựa trên mức độ nghiêm trọng của độc tính. Một số phàn nàn khác bao gồm mệt mỏi, khó thở, suy thận cấp và tê liệt.
Vào năm 2020, các bác sĩ đã báo cáo một trường hợp một người đàn ông chết vì ngừng tim do nồng độ kali thấp nghiêm trọng. Anh ta đã ăn một túi cam thảo mỗi ngày trong ba tuần trước đó.
Nhiều tác dụng phụ của ngộ độc cam thảo có thể được nhìn thấy và hầu hết được cho là do tác dụng mineralocorticoid của GZA. Tùy thuộc vào liều lượng cam thảo, các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí người bệnh phải nhập viện có thể xảy ra. Những người có vấn đề về tim hoặc thận trước đây sẽ dễ bị ngộ độc GZA và cam thảo hơn.
Điều quan trọng là phải theo dõi lượng cam thảo tiêu thụ để ngăn ngừa độc tính. Rất khó để xác định mức độ an toàn, do nhiều yếu tố khác nhau ở mỗi người. Ở những người nhạy cảm nhất, việc tiêu thụ hàng ngày khoảng 100mg GZA, tương đương với 50g kẹo cam thảo, có thể gây ra ngộ độc. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể tiêu thụ tới 400mg, tương đương với khoảng 200g kẹo cam thảo trước khi có các triệu chứng. Một nguyên tắc chung là một người khỏe mạnh bình thường có thể tiêu thụ 10mg GZA mỗi ngày.
Liquorice - Wikipedia