Cồn xoa bóp - BSV - Bảo Phương
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 bình xịt 20 ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Cồn xoa bóp - BSV được sản xuất từ các hoạt chất Ô đầu 4g, Quế chi 5g, Can khương 3g, Đại hồi 3g, Xích thược 5g, Huyết giác 3g,… với hàm lượng tương ứng
Mô tả Đại hồi (Hoa) hoạt chất của Cồn xoa bóp - BSV
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Đại hồi.
Tên khác: Hồi sao, Bát giác hồi hương.
Tên khoa học: Illicium verum Hook.f.
Đặc điểm tự nhiên
Đại hồi còn có tên gọi khác là Hồi, Hồi sao, Bát giác hồi hương, Mạy chác, Mác hồi (Tày), Pít cóc (Dao).
Đại hồi là một cây thuốc quý. Cây nhỏ, cao 6 - 10 m. Thân thẳng, to, phân cành nhẵn, lúc non có màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng và giòn, nhẵn, dài 8 - 12 cm, rộng 3 - 4 cm, hình mác hoặc hình trứng, hơi nhọn, mặt trên xanh hơn mặt dưới.
Hoa đơn độc ở nách lá, đôi khi xếp thành 2 - 3 chiếc; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng, mép màu hồng; 5 - 6 cánh hoa đều màu hồng sẫm.
Quả kép gồm 6 - 8 lớn (đôi khi nhiều hơn) xếp thành hình sao đường kính 2,5 - 3 cm. Khi còn non có màu xanh lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài hoa dài 10 - 15mm, đỉnh có gai ngắn. Hạt hình trứng, vòng bi.
Ra hoa vào tháng 5 - 6 và kết trái vào tháng 6 - 7.
Quả phức, thường có tám quả, đôi khi nhiều hơn, màu nâu đỏ đến nâu sẫm, xếp thành hình sao quanh cột trung tâm. Mỗi lòng thuyền lớn dài từ 1 cm đến 2 cm, rộng 0,5 cm và cao từ 0,7 cm đến 1 cm. Mép trên gần như thẳng, nhẵn, xẻ đôi, lộ hạt.
Cạnh dưới hơi bo tròn và thô. Các mặt của nhãn nghiêng, kết thúc bằng một chòm sao, ở một góc với không gian mịn hơn (kết nối vị trí giữa các phần tử). Mặt trong có màu sáng hơn và mịn. Cuống nhỏ và cong, đính ở cuống. Hạt hình bầu dục, màu vàng nâu, nhẵn. Quả có mùi thơm và vị ngọt rất dễ chịu.
Phân bố, thu hái, chế biến
Đại hồi là một cây thuốc quý. Cây nhỏ, cao 6 - 10m. Thân thẳng, to, phân cành nhẵn, lúc non có màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá đầy đặn, dày, cứng và giòn, nhẵn, dài 8 - 12cm, rộng 3 - 4cm, hình mác hoặc hình trứng, hơi nhọn, mặt trên xanh hơn mặt dưới.
Thu hoạch mùa thu và mùa đông. Hái những quả từ xanh đến vàng, nhúng qua nước sôi, lau khô hoặc treo nơi thoáng mát khoảng 5 đến 6 ngày cho khô. Bảo quản nơi khô mát để tránh bay tinh dầu.
Bộ phận sử dụng
Quả.
Mô tả Huyết giác (Lõi gỗ) hoạt chất của Cồn xoa bóp - BSV
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Huyết giác, Cau rừng, Giáng ông, Dứa dại, Cây xó nhà, Giác máu, Co ởi khang (Thái), Ởi càng (Tày).
Tên khoa học: Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen.
Tên đồng nghĩa: Pleomele cochinchinensis Merr. ex Gagnep.
Họ: Dracaenaceae (Huyết dụ).
Đặc điểm tự nhiên
Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 đến 1,5m, có thể tới 2 đến 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính từ 1,6 tới 2cm, cây to có đường kính tới 20 đến 25cm.
Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi chiều dài trung bình từ 25 đến 80cm, rộng từ 3 - 4cm cho tới 6 - 7cm, mọc cách nhau, lá không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một vết sẹo. Thường trên ngọn chỉ còn một bó lá.
Hoa mọc thành chùm có thể dài tới 1m, đường kính lên đến 1,5 - 2cm ở phần cuống, trên có lá nhỏ dài khoảng 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2 - 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7 - 8mm, màu lục vàng nhạt.
Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô quả có màu đen với đường kính 6 - 7cm, hạt hình cầu.
Mùa ra hoa - quả: Tháng 2 - 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Cây chỉ có gỗ khi đã già, chết, đổ nát. Những cây đã thành huyết giác không có mùi vị gì đặc biệt, có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, tại đó tưởng chừng như do một loại sâu nào đó đục khoét mà có.
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Sản lượng huyết giác thu mua hằng năm của nước ta có thể lên tới 20 - 30 tấn.
Thu hái huyết giác có thể diễn ra quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Mục đích thu mua huyết giác là để dùng trong nước và xuất khẩu sang Trung quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được mục đích sử dụng của đông y Trung Quốc. Huyết giác chỉ là tên thường dùng của các nhà đông y Việt Nam.
Bộ phận sử dụng
Phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, bỏ chỗ gỗ mục, rửa sạch, phơi khô. Hoặc đem thái thành miếng dài 3 - 5cm, dày 3 - 5mm khi dược liệu còn mềm, ấm.
Mô tả Ô đầu (Rễ củ) hoạt chất của Cồn xoa bóp - BSV
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ô đầu (Rễ củ)
Tên khác: Củ ấu tàu; củ gấu tàu; xuyên ô; thiên hùng; trắc tử; ô uế; cố y
Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl, thuộc họ Hoàng liên – Ranunculaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây ô đầu thuộc loại cỏ cao, thân mọc thẳng đứng có ít cành, có lông ngắn, rễ phát triển thành củ có hình nón. Lá hình mắt chim, chia thành 3 thùy, thùy có hình trứng dài, nửa trên có răng cưa. Hoa lưỡng tính, không đều, hoa ô đầu có màu xanh lơ thẫm hay màu tím, mọc thành chùm ở ngọn thân. Có 5 lá đài mỏng, trong đó có một lá đài khum thành hình mũ. Quả ô đầu có 5 đại mỏng, trên bề mặt hạt ổ đầu có vẩy.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở nước ta, ô đầu mọc hoang và ngày nay được trồng ở các vùng núi cao như: Lào Cai (Sapa), Hà Giang.
Cây ô đầu trồng được khoảng từ 1 – 2 năm sẽ bắt đầu thu hoạch rễ củ. Thời điểm thu hoạch rễ củ vào khoảng tháng 7 – 10 hàng năm trước khi cây ra hoa, đây là lúc rễ củ có kích thước to nhất.
Tùy theo các cách chế biến khác nhau mà có các vị khác nhau: Sinh phụ tử, hắc phụ tử và bạch phụ tử.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của cây ô đầu là rễ củ: Ủ mẹ (ô dầu), củ con (phụ tử).
Rể củ cây ô đầu có hình con quay, cứng chắc và dai khó bẻ, mặt ngoài có màu nâu hoặc nâu đen, phía trên có vết tích của thân cây, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con và củ con. Vết cắn ô đầu có màu xám nhạt, cảm giác hơi tê đầu lưỡi, vị nhạt sau hơi chát.
Phụ tử cũng có hình con quay, phía trên to, có vết nối với củ mẹ, mặt ngoài có màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, phía dưới thuôn nhỏ dần, vòng quanh phụ tử có một số rễ nhánh lồi lên như cục bướu.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Cồn xoa bóp - BSV đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này