Thuốc Viên sỏi tan tan - Hoa Việt
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Viên sỏi tan tan được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô hỗn hợp dược liệu 320mg tương đương với: Kim tiền thảo 1,16g, Bạch mao căn 1,16g, Xa tiền tử 1,16g, Ý dĩ 0,7g với hàm lượng tương ứng
Mô tả Bạch mao căn hoạt chất của Thuốc Viên sỏi tan tan
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch mao căn.
Tên khác: Rễ cỏ tranh; Vạn căn thảo.
Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv, thuộc họ Poaceae (lúa).
Đặc điểm tự nhiên
Cây Cỏ tranh là một loại sống dai với thân cao khoảng 30 - 90cm, lá hẹp dài 15 – 30cm, rộng 3 – 6mm, gân lá ở giữa phát triển, mép lá sắc, ở mặt trên ráp và mặt dưới nhẵn. Cụm hoa hình chuỳ màu trắng bạc dài khoảng 5 – 20cm, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
Thân rễ hình trụ, phát triển rất chắc khỏe, dài 30 - 40cm, đường kính 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài có màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 1 - 3,5cm, trên các đốt có thể thấy vết tích còn sót lại của lá vẩy và của rễ con.
Dược liệu dai nhưng có thể bẻ gãy ở các đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang có hình gần tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, rách nứt ở giữa. Phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng nhạt dưới ánh sáng đèn tử ngoại 366mn. Dược liệu không mùi, nếm lúc đầu không vị, sau hơi ngọt.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây cỏ tranh là loài có sự phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và một số khu vực ở Nam Âu. Ở châu Á, cỏ tranh phân bố ở hầu hết các nước ở Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á, Đông Dương và các tỉnh miền Nam Trung Quốc, bao gồm cả đảo Hải Nam.
Ở nước ta, cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi từ các đảo đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi đến các độ cao hơn 2000m. Cây sống dai, là loại ưa sáng, mọc được trên nhiều loại đất, khả năng chịu hạn cao nhờ có bộ rễ đặc biệt phát triển. Ở thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất, tổng khối lượng chất xanh gần tương đương với phần khối lượng dưới mặt đất.
Mùa ra hoa quả của cỏ tranh là quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa đông. Mỗi bông chứa nhiều hạt nhẹ và có lông, phát tán khắp nơi nhờ gió. Theo các nhà sinh thái học Việt Nam, các vùng đồi cỏ tranh ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên là hậu quả cực đoan sau quá trình chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Cỏ tranh là hiểm họa đối với cây trồng và việc cắt và đốt thường xuyên phần trên mặt đất của cây không thể loại trừ được nó. Nhưng cũng rất khó khăn với việc đào bới thu hái những hết phần thân cỏ tranh dưới mặt đất.
Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân. Khi trời khô ráo, đào lấy thân rễ dưới đất, bỏ phần rễ nổi trên mặt đất, rửa sạch, tuốt bỏ sạch bẹ, bỏ hết lông rễ con, đem phơi khô hoặc sấy khô.
Bạch mao căn: Thân rễ dưới mặt đất của cỏ tranh sau khi đào lên, đem rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn phơi khô, sàng bỏ chất vụn.
Mao căn thán: Lấy những đoạn Bạch mao căn cho vào nồi sao lửa mạnh tới khi dược liệu có màu nâu đen nhưng phải tồn tính, phun nước trong, lấy ra phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ, thường được gọi là Bạch mao căn. Hoa cũng được dùng.
Mô tả Kim tiền thảo hoạt chất của Thuốc Viên sỏi tan tan
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim tiền thảo.
Tên khác: Đồng tiền lông; Mắt trâu; Vảy rồng; Dây sâm lông; Bươm bướm; Cỏ đồng tiền vàng.
Tên khoa học: Desmodium styracifolium, họ đậu Fabaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Kim tiền thảo là cây dạng thân thảo, mọc bò về sau thì dạng đứng thẳng, cây cao tầm 0,3 đến 0,5m. Thân và lá có lông tơ trắng, ngọn non dạng dẹt, có khía. Lá Kim tiền thảo có lông, mọc ó le, gồm 1 hoặc 3 lá chét hình tròn (1 lá chét là phổ biến hơn), gốc lá bằng hoặc dạng hình tim, đầu lá tù hoặc lõm vào; mặt trên lá có màu lục xám nhạt, gân lá rất rõ, mặt dưới lá phủ nhiều lông trắng màu bạc, mềm mịn tương tự nhung, cuống lá dài khoảng 1 - 2cm.
Hoa màu hồng hoặc hồng tím, cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành từng chùm, lá bắc rụng sớm, đài hoa dạng đài 4 răng đều, có lông ngắn, tràng hình bầu dục, nhị 2, bầu hơi có lông. Quả đầu cong, hạt có lông. Mùa ra hoa và quả của Kim tiền thảo từ tháng 3 đến tháng 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Kim tiền thảo được tìm thấy phổ biến ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào. Tại Việt nam, thường tìm thấy Kim tiền thảo tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc, các vùng núi thấp, các tỉnh từ Nghệ An trở ra bắc. Một số tỉnh tại Việt Nam có nhiều Kim tiền thảo bao gồm các tỉnh như: Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình. Tuyên Quang…
Kim tiền thảo dạng cây ưa ẩm, ưa sáng, tuy nhiên chúng cũng có khả năng sống tại các vùng khô hạn. Kim tiền thảo mọc thành từng đám ven những nương rẫy mới bỏ hoang hoặc nhưng vùng ven rừng. Kim tiền thảo ra hoa quả hàng năm, khi quả chín hạt tự mở để thoát ra ngoài để tiếp tục lớn lên và sinh trưởng ở những vùng đất khác. Vào mùa đông cây rụng lá và tàn lụi. Cây con bắt đầu đâm chồi mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
4 - 5 năm trở lại đây, do khai thác liên tục, nguồn Kim tiền thảo ở Việt Nam giảm đi rõ rệt. Một số vùng trước kia có nhiều như huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Đại Từ (Thái Nguyên), ngày nay trở nên hiếm.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là phần trên mặt đất, thu hái vào mùa hạ, thu, loại tạp chất, phơi hoặc sấy khô.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Viên sỏi tan tan đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này