Thuốc Viên Sáng mắt - TRAPHACO
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 10 túi, 20 túi x 5 gam viên hoàn cứng, Hộp 10 túi, 20 túi x 5 gam (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Viên Sáng mắt được sản xuất từ các hoạt chất Thục địa 800 mg, Hoài sơn 800 mg, Trạch tả 800 mg, Cúc hoa 800 mg, Hà thủ ô đỏ 800 mg, Thảo quyết minh 800 mg, Đương quy 800 mg, Hạ khô thảo 500 mg. với hàm lượng tương ứng
Mô tả Đương quy (Ngọn, Rễ, Thân) hoạt chất của Thuốc Viên Sáng mắt
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Đương quy.
Tên khác: Vân quy, Tần quy, Xuyên quy, Nhân sâm cho phụ nữ.
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv) Deils. Họ: Apiaceae (Hoa tán).
Tên đồng nghĩa: Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv.
Đặc điểm tự nhiên
Đương quy Trung Quốc (Angelica sinensis)
Đương quy Trung Quốc là loài cây nhỏ, sống lâu năm. Cây có thể cao từ 40 đến 80cm, hoặc có thể cao đến 1m khi cây có hoa. Thân cây màu tím, có dạng hình trụ, có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2 đến 3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3 đến 12 cm, gốc phát triển thành bẹ to, đầu nhọn, 3 đôi lá chét. Đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống; lá chét lại xẻ từ 1 đến 2 lần nữa, mép chia thùy và răng cưa không đều, phía dưới cuống phát triển dài gần một nửa chiều dài cuống, ôm lấy thân. Rễ cây đương quy rất phát triển.
Cụm hoa mọc ở ngọn hợp thành tán kép gồm 12 đến 40 hoa. Cụm hoa dài ngắn không đều, hoa nhỏ có màu lục nhạt hoặc màu xanh trắng.
Quả bế dẹt, có rìa màu tím nhạt. Toàn thân nhẵn và có mùi thơm rất đặc biệt.
Mùa hoa quả thường vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
Sinh thái: Đây là loài cây ưa khí hậu ẩm mát vùng núi. Đương quy được nhân giống bằng hạt. Thời gian trồng đến khi có thể thu hoạch là từ 3 năm trở lên.
Phân bố, thu hái, chế biến
Đa phần các giống đương quy đều có nguồn gốc ở vùng ôn đới, như ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Cây thường mọc ở các vùng núi cao với khí hậu ẩm mát. Tại Trung Quốc, đương quy được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây.
Ở nước ta, dược liệu này đang được trồng trong phạm vi nhỏ ở Sapa (tỉnh Lào Cai) hoặc các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, chưa phổ biến rộng rãi. Đương quy trồng ở Việt Nam cũng phải lựa chọn thời vụ, sao cho mùa gieo hạt và sinh trưởng của cây trùng với thời gian có nhiệt độ thấp nhất trong năm, tuy nhiên chất lượng cây trồng ở vùng đồng bằng có khác so với cây được trồng ở vùng núi cao.
Hằng năm vào mùa thu gieo hạt, cuối thu đầu đông nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất cho qua mùa động. Qua mùa xuân lại trồng, đến mùa đông lại bảo vệ. Đến mùa thu năm thứ 3 có thể thu hoạch. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, phơi trong nhà hoặc cho vào trong thùng, sấy lửa nhẹ, cuối cùng phơi trong mát cho khô.
Bộ phận sử dụng
Chỉ thu hái khi dược liệu trồng được 3 tuổi trở lên, Thời điểm để đào rễ tốt nhất là vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, người dân cắt bỏ phần lá và rễ con, giữ lại phần rễ, phơi trong râm hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ đến khô. Củ to, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt sau cay là loại tốt.
Khi dùng thì bào chế như sau: Rửa qua rễ bằng rượu (nếu không có rượu thì rửa nhanh bằng ít nước, sau vẩy cho ráo nước). Ủ một đêm cho mềm, bào mỏng 1mm. Nếu muốn để được lâu, rửa bằng nước và muối; sau đó, phải sấy nhẹ qua lưu huỳnh hoặc đốt xông nóng (không đốt trực tiếp), cho đến khi dược liệu có màu đỏ tươi hay màu vàng kim tuyến, rồi sấy than. Theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, không phơi chỗ râm mát (đương quy có màu xanh) và cũng không phơi nắng (mất tinh dầu).
Đương quy được phân thành nhiều loại: Quy đầu rễ chính và một bộ phận cổ rễ, đường kính từ 1,5 đến 4 cm, đầu tù và tròn, còn mang vết tích của lá; quy thân hay quy thoái là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ lớn; quy vĩ là phần rễ phụ hay rễ nhánh nhỏ và toàn quy gồm toàn rễ cái và rễ phụ.
Mô tả Hạ khô thảo (Cụm quả) hoạt chất của Thuốc Viên Sáng mắt
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tịch cú; Nãi đông; Yến diện; Mạch tuệ hạ khô thảo; Mạch hạ khô; Thiết tuyến hạ khô; Thiết sắc thảo; Bổng trụ đầu hoa.
Tên khoa học: Prunella vulgaris L. Họ Lamiaceae (Hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá.
Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bốn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hạ khô thảo là loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu.
Ở Việt Nam, cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Hạ khô thảo đã được khai thác, trước đây phải nhập của Trung Quốc. Cây hạ khô thảo mọc nơi sáng ẩm, thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Cây hạ khô thảo có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75 – 90 ngày, cây ra hoa.
Hiện nay nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói có hạ khô thảo nhưng chưa được xác minh. Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Cây Hạ khô thảo
Bộ phận sử dụng
Bông hoa – Spica Prunellae, tức phần cụm hoa trên cành mang lá, dài không quá 15cm, tính từ ngọn hoa trở xuống thường gọi là Hạ khô thảo. Ở Châu Âu, người ta dùng toàn cây.
Khi nào hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy đến khô.
Mô tả Hoài Sơn hoạt chất của Thuốc Viên Sáng mắt
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoài sơn.
Tên khác: Sơn dược; Khoai mài; Củ mài; Chính hoài.
Tên khoa học: Dioscorea persimilis, họ Dioscoreaceae (Củ Nâu).
Đặc điểm tự nhiên
Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ; mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 - 10cm, xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông, những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, rộng khoảng 6 -8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 - 3,5cm. Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 - 8, quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11.
Phân bố, thu hái, chế biến
Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang; vào những thời kỳ trước khi còn khó khăn người dân vẫn đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực ăn chóng đói. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến ngày nay, củ mài đã được trồng để chế hoài sơn - dược liệu trong các bài thuốc. Mùa thu hoạch củ mài chất lượng tốt nhất vào mùa thu đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 10 - 11 đến tháng 3 - 4). Sau khi thu hoạch củ mài, muốn có vị thuốc hoài sơn phải chế biến theo các bước như sau:
Củ mài sau khi thu hoạch về, sơ chế rửa sạch đất, gọt sạch vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, sau khi sấy lấy ra phơi khô thu được hoài sơn. Nhưng nếu muốn xuất khẩu thì hình dáng phải đẹp hơn nên công đoạn chế biến phức tạp hơn.
Củ mài sau khi thu hoạch về trong vòng 3 ngày phải chế biến ngay vì để lâu sẽ bị hư. Chế biến củ mài trải qua 3 giai đoạn:
Sấy diêm sinh lần thứ nhất:
Củ mài thu hoạch về sơ chế, gọt vỏ sau đó đem đi diêm sing (110kg củ mài tương đương dùng 2kg diêm sinh). Sắp xếp củ mài trong lò sấy thành hình cũi lợn để tất cả các củ đều được tiếp xúc với hơi diêm sinh. Ủ một đêm sau khi sấy diêm sinh 2 ngày 2 đêm, sau đó phơi với nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rửa sạch, đem phơi nắng cho khô.
Sấy diêm sinh lần thứ hai:
Tiếp tục sấy diêm sinh lần thức 2, sắp xếp hoài sơn vào lò tương tự như sấy diêm sinh lần 1, tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài dùng 1kg diêm sinh), cho đến khi củ mài mềm như chuối, nếu thấy chưa mềm thì tiếp tục sấy diêm sinh lại. Sau khi sấy xong, tiếp tục ủ trong 1 đêm, sau đó đem sửa chữa lại cho đều đặn bằng cách đặt lên ván lăn, lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Sau khi sửa xong, tiếp tục đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô; sửa lại lần nữa cho thật đẹp rồi lăn cho nhẵn bóng. Cuối cùng phơi lại cho thật khô. Đánh cho bóng bằng giấy ráp bằng cánh nhúng nhanh vào nước rồi đánh bóng.
Sấy diêm sinh lần thứ ba:
Sấy diêm sinh lần thứ ba, cứ 100kg củ mài dùng 200g diêm sinh, trước khi tiến hành sấy diêm sinh cần phân loại củ mài thành nhiều hạng khác nhau. Thời gian sấy diêm sinh lần thứ 3 là 1 ngày 1 đêm.
Đối với hoài sơn hạng nhất: 0,5kg hoài sơn tương đương 4 khúc.
Đối với hoài sơn hạng hai: 0,5kg hoài sơn tương đương 6 khúc.
Đối với hoài sơn hạng ba: 0,5kg hoài sơn tương đương 8 khúc.
Đối với hoài sơn hạng bốn: 0,5kg hoài sơn tương đương 10 khúc.
Đối với hoài sơn hạng năm: 0,5kg hoài sơn tương đương 12 khúc.
Đối với hoài sơn hạng sáu: 0,5kg hoài sơn tương đương 14 khúc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là rễ củ.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Viên Sáng mắt đang được ThuocViet cập nhật
Lịch sử đăng ký với cục quản lý dược của Thuốc Viên Sáng mắt:
- SĐK: VD-24072-16- Quy cách đóng gói: Hộp 10 túi, 20 túi x 5 gam viên hoàn cứng, Hộp 10 túi, 20 túi x 5 gam - ngày đăng ký: 19/12/2017
- SĐK: V1183-H12-10 - Quy cách đóng gói: hộp 10 gói x 5 gam viên hoàn cứng - ngày đăng ký: 2013-04-17 09:36:49
- SĐK: V1183-H12-10 - Quy cách đóng gói: hộp 10 gói x 5 gam viên hoàn cứng - ngày đăng ký: 2013-03-29 15:02:43
- SĐK: VD-12722-10 - Quy cách đóng gói: hộp 10 túi x 5 gam viên hoàn cứng, hộp 20 túi x 5 gam viên hoàn cứng - ngày đăng ký: 2013-05-14 15:25:30
- SĐK: VD-12722-10 - Quy cách đóng gói: hộp 10, 20 túi x 5 gam viên hoàn cứng - ngày đăng ký: 2015-01-16 15:56:05
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này