Thuốc Viên ngậm ho Bát Tiên
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 20 viên nén ngậm (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Viên ngậm ho Bát Tiên được sản xuất từ các hoạt chất Thục địa 150mg, Hoài sơn 70mg, Sơn thù du 70mg, Mẫu đơn bì 50mg, Bạch phục linh 50mg, Trạch tả 50mg, Ngũ vị tử 30mg, Mạch môn 50mg với hàm lượng tương ứng
Mô tả Hoài Sơn hoạt chất của Thuốc Viên ngậm ho Bát Tiên
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoài sơn.
Tên khác: Sơn dược; Khoai mài; Củ mài; Chính hoài.
Tên khoa học: Dioscorea persimilis, họ Dioscoreaceae (Củ Nâu).
Đặc điểm tự nhiên
Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ; mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 - 10cm, xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông, những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, rộng khoảng 6 -8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 - 3,5cm. Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 - 8, quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11.
Phân bố, thu hái, chế biến
Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang; vào những thời kỳ trước khi còn khó khăn người dân vẫn đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực ăn chóng đói. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến ngày nay, củ mài đã được trồng để chế hoài sơn - dược liệu trong các bài thuốc. Mùa thu hoạch củ mài chất lượng tốt nhất vào mùa thu đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 10 - 11 đến tháng 3 - 4). Sau khi thu hoạch củ mài, muốn có vị thuốc hoài sơn phải chế biến theo các bước như sau:
Củ mài sau khi thu hoạch về, sơ chế rửa sạch đất, gọt sạch vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, sau khi sấy lấy ra phơi khô thu được hoài sơn. Nhưng nếu muốn xuất khẩu thì hình dáng phải đẹp hơn nên công đoạn chế biến phức tạp hơn.
Củ mài sau khi thu hoạch về trong vòng 3 ngày phải chế biến ngay vì để lâu sẽ bị hư. Chế biến củ mài trải qua 3 giai đoạn:
Sấy diêm sinh lần thứ nhất:
Củ mài thu hoạch về sơ chế, gọt vỏ sau đó đem đi diêm sing (110kg củ mài tương đương dùng 2kg diêm sinh). Sắp xếp củ mài trong lò sấy thành hình cũi lợn để tất cả các củ đều được tiếp xúc với hơi diêm sinh. Ủ một đêm sau khi sấy diêm sinh 2 ngày 2 đêm, sau đó phơi với nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rửa sạch, đem phơi nắng cho khô.
Sấy diêm sinh lần thứ hai:
Tiếp tục sấy diêm sinh lần thức 2, sắp xếp hoài sơn vào lò tương tự như sấy diêm sinh lần 1, tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài dùng 1kg diêm sinh), cho đến khi củ mài mềm như chuối, nếu thấy chưa mềm thì tiếp tục sấy diêm sinh lại. Sau khi sấy xong, tiếp tục ủ trong 1 đêm, sau đó đem sửa chữa lại cho đều đặn bằng cách đặt lên ván lăn, lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Sau khi sửa xong, tiếp tục đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô; sửa lại lần nữa cho thật đẹp rồi lăn cho nhẵn bóng. Cuối cùng phơi lại cho thật khô. Đánh cho bóng bằng giấy ráp bằng cánh nhúng nhanh vào nước rồi đánh bóng.
Sấy diêm sinh lần thứ ba:
Sấy diêm sinh lần thứ ba, cứ 100kg củ mài dùng 200g diêm sinh, trước khi tiến hành sấy diêm sinh cần phân loại củ mài thành nhiều hạng khác nhau. Thời gian sấy diêm sinh lần thứ 3 là 1 ngày 1 đêm.
Đối với hoài sơn hạng nhất: 0,5kg hoài sơn tương đương 4 khúc.
Đối với hoài sơn hạng hai: 0,5kg hoài sơn tương đương 6 khúc.
Đối với hoài sơn hạng ba: 0,5kg hoài sơn tương đương 8 khúc.
Đối với hoài sơn hạng bốn: 0,5kg hoài sơn tương đương 10 khúc.
Đối với hoài sơn hạng năm: 0,5kg hoài sơn tương đương 12 khúc.
Đối với hoài sơn hạng sáu: 0,5kg hoài sơn tương đương 14 khúc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là rễ củ.
Mô tả Mạch môn (Rễ) hoạt chất của Thuốc Viên ngậm ho Bát Tiên
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mạch môn.
Tên khác: Tóc tiên, Lan tiên, Xà thảo, Duyên giới thảo, Mạch môn đông, Mạch đông.
Tên khoa học: Ophiopogon japonicus Wall, thuộc họ Thiên môn Asparagaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây thân thảo, sống nhiều năm, có thân ngắn mang nhiều rễ củ mập. Lá hình dải dẹp, dài 15 – 30 cm, rộng 2 – 4 cm, nhẵn, gốc có bẹ to hình màng, đầu nhọn, có 5 – 7 gân lá song song, nổi rõ, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới có màu trắng nhạt.
Cụm hoa là một chùm dài 10 – 20 cm, cuống có cạnh; hoa màu lục nhạt hoặc xanh lơ sáng; lá bắc không màu hoặc màu trắng nhạt; bao hoa có 6 phiến thuôn; hoa có 6 nhị, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình mũi mác.
Quả mọng, màu tím đen nhạt, đường kính 6 mm, bên trong chứa 1 – 2 hạt.
Cây Mạch môn trong tự nhiênPhân bố, thu hái, chế biến
Tại Việt Nam, cây Mạch môn thường mọc hoang và cũng được trồng từ lâu đời, nhiều nhất ở vùng Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội). Cây được trồng ở nhiều nơi thành các luống nhỏ dọc lối đi, bao quanh sân để làm cảnh và làm thuốc. Cây ưa ẩm, chịu bóng, ra hoa quả hàng năm. Cây có khả năng sinh nhánh khỏe, từ 2 – 3 nhánh con sau 1 năm đem trồng có thể phát triển thành một khóm lớn với hàng chục nhánh con.
Cây có thể được trồng bằng nhánh quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Mạch môn không kén đất trồng, nhưng các vùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, cao ráo thoát nước thích hợp hơn.
Thu hoạch rễ củ của các cây khoảng 2 – 3 năm tuổi vào tháng 6 – 7 hàng năm. Chọn những củ già, cắt bỏ toàn bộ rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6 mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên, phơi khô, rút bỏ lõi trước khi sử dụng. Cũng có thể sau khi thu hái về tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo, lấy Mạch môn mà dùng. Củ Mạch môn tốt có hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài khoảng 10 – 15 mm, mùi đặc trưng, vị ngọt.
Quả cây Mạch mônBộ phận sử dụng
Rễ củ của cây Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) được sử dụng làm thuốc.
Mô tả Mạch môn hoạt chất của Thuốc Viên ngậm ho Bát Tiên
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mạch môn.
Tên khác: Mạch môn đông, Tóc tiên, cây Lan tiên, Xà thảo lá dài.
Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker Gawl., họ Thiên môn đông - Asparagaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Mạch môn là một loại cây thân cỏ sống lâu năm. Cây mạch môn thường cao từ 10cm đến 40cm, với rễ chùm phát triển từ rễ gốc. Trên rễ mạch môn, có những chỗ phát triển thành củ mầm, giúp cây tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt.
Lá của mạch môn mọc từ gốc và có hình dạng hẹp dài, tương tự như lá của cây lúa mạch. Chiều dài của lá có thể dao động từ 15cm đến 40cm, trong khi chiều rộng từ 1mm đến 4mm. Phần cuối của cuống lá thường có một chút xếp bẹ, và mép lá có những răng cưa nhỏ. Một đặc điểm đặc biệt của mạch môn là sự phân bố của lá, tạo nên một hình dạng tổng thể mở rộng và thân cây có thể trông rất đẹp.
Cán hoa của mạch môn dài khoảng 10cm đến 20cm, mang theo những hoa nhỏ màu xanh nhạt. Cuống hoa có độ dài từ 3mm đến 5mm và các hoa tụ lại thành 1-3 hoa ở các kẽ giữa các lá. Những hoa này thường có màu trắng nhạt và tạo nên một cảnh quan tinh tế và thu hút.
Quả của mạch môn là những quả mọng có màu tím đen nhạt, có đường kính khoảng 6mm. Mỗi quả thường chứa 1-2 hạt bên trong, đóng vai trò trong quá trình phân tầng của cây.
Cây mạch mônPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Mạch môn xuất phát từ Nhật Bản, hiện nay được trồng làm cây cảnh và sử dụng làm dược liệu ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, mạch môn là một cây thuốc được trồng từ lâu đời. Đây là một loại cây ưa ẩm, thích môi trường bóng mát và năm nào cũng ra hoa và quả. Hiện chưa có quan sát về việc cây mạch môn mọc từ hạt. Cây có khả năng phát triển nhánh mạnh mẽ; chỉ cần trồng 2 - 3 nhánh con, sau 1 năm, cây sẽ phát triển thành một khóm lớn với hàng chục nhánh con. Mạch môn có thể được tìm thấy mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều vùng phía Bắc như Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Hưng Yên và các vùng khác.
Thu hái: Thường vào tháng 6 - 7, khi cây mạch môn đã đạt tuổi 2 - 3 năm, người ta thường chọn những củ già, sau đó cắt bỏ rễ con và rửa sạch đất.
Chế biến: Rễ củ được xếp thành đống, phơi nắng nhiều lần để cho đến khi củ khô gần đạt khoảng 70% - 80% độ ẩm. Sau đó, rễ củ được đập dẹt và lõi bên trong được rút bỏ. Cuối cùng, rễ củ được tiếp tục phơi khô. Có khi sau khi thu hoạch, rễ củ được rạch và tước bỏ lõi, sau đó được rang cùng với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt. Sau khi rang, gạo được tách ra và chỉ mạch môn được sử dụng.
Bộ phận sử dụng
Rễ củ của cây mạch môn được thu hái khi cây đã 2 - 3 tuổi vào tháng 6. Khi thu hoạch, rễ con được cắt bỏ và sau đó rửa sạch để loại bỏ đất bám. Nếu củ nhỏ, chúng có thể được để nguyên, trong khi củ to có thể được chia đôi để tăng khả năng sấy khô. Sau đó, rễ củ được phơi khô. Trước khi sử dụng, cần cắt bỏ phần lõi của rễ củ.
Rễ củ mạch môn là bộ phận được thu hái để sử dụng làm thuốcThông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Viên ngậm ho Bát Tiên đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này