Thuốc Viên dị ứng kim ngân OPC
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, 5 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Viên dị ứng kim ngân OPC được sản xuất từ các hoạt chất Cao lỏng Kim ngân OPC (tương đương với Kim ngân hoa 1333mg, Ké đầu ngựa 667mg) 500mg với hàm lượng tương ứng 500mg
Mô tả Ké đầu ngựa (Quả) hoạt chất của Thuốc Viên dị ứng kim ngân OPC
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Ké đầu ngựa (Quả).
Tên khác: Xương nhĩ; thương nhĩ tử; thương nhĩ; mac nháng; phắc ma…
Tên khoa học: Xanthium strumarium L.
Đặc điểm tự nhiên
Cây thảo, sống hàng năm, cao 50 – 80 cm, ít phân cành. Thân cây hình trụ, cứng, có khía, màu lục, có những đốm màu nâu tím, có lông cứng.
Lá mọc so le, hình tim – tam giác, dài 4 – 10 cm, rộng 4 – 12 cm, chia 3 – 5 thùy, mép khía răng không đều, có lông ngắn và ở cả hai mặt, gân chính 3; cuống lá dài 10 cm, có lông cứng.
Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm hai loại đầu, cùng gốc.
Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai góc, dài 12 – 15mm, rộng 7mm.
Mùa hoa quả: Tháng 5 – 8.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây ké đầu ngựa này mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam (đất hoang, bờ ruộng, bờ đường). Khi thu hoạch người ta hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô hoặc chỉ hái quả chín rồi đem phơi hay sấy khô. Quả Ké đầu ngựa thu hái khi chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy khô.
Ké đầu ngựa có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau lan ra khắp các vùng cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và cả ở châu Âu. Ở châu Á, ké đầu ngựa phân phố từ Ấn Độ, Trung Quốc đến các nước vùng Đông Dương, Đông Nam Á và Nam Á khác ở Việt Nam.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của Ké đầu ngựa là quả và toàn bộ phần trên mặt đất.
Mô tả Kim ngân (Hoa và Cuống) hoạt chất của Thuốc Viên dị ứng kim ngân OPC
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim ngân (Hoa và Cuống).
Tên khác: Kim ngân hoa; nhẫn đông; song bào hoa; nhị hoa; kim đằng.
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
Đặc điểm tự nhiên
Kim ngân là cây leo bằng thân quấn, thân cây non có lớp lông bao phủ có màu nâu đỏ. Lá mọc đối, hơi dày, hình trứng, dài 4 - 7cm, rộng 2 - 4cm, xanh tốt quanh năm. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng. Quả Kim ngân có hình cầu, màu đen. Mùa hoa Kim ngân vào tháng 3 - 5; mùa quả vào tháng 6 - 8.
Phân bố, thu hái, chế biến
Kim ngân có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, sau lan ra Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều được dùng làm thuốc.Ở Việt Nam, Kim ngân phân bố chủ yếu ở các vùng núi và trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây…
Thời điểm thu hoạch tốt nhất của cây Kim ngân là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Kim ngân hoa nên hái vào thời điểm mới chớm nở, có màu trắng chưa chuyển sang vàng, nên hái lúc 9 – 10 giờ sáng. Nhặt vỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Thân và cành cây Kim ngân được thu hái quanh năm, sau khi thu hái đem phơi và sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của cây Kim ngân: Hoa sắp nở thân và đã được phơi hay sấy khô.
Mô tả Kim ngân hoa hoạt chất của Thuốc Viên dị ứng kim ngân OPC
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim ngân hoa.
Tên gọi khác: Nhẫn đông, song hoa.
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. Theo Dược điển Việt Nam V, một số loài khác cùng chi như Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre cũng có thể dùng làm vị thuốc Kim ngân hoa.
Chi Lonicera, họ Caprifoliaceae, bộ Dipsacales.
Đặc điểm tự nhiên
Cây leo bằng thân quấn, có thể dài tận 10m hoặc hơn. Cành non của cây có lớp lông đơn ngắn mịn bao phủ và lông tuyến có cuống, thường hay thấy ở thân già, màu hơi đỏ có vân.
Lá mọc đối, hơi dày, phiến lá có hình mũi mác hoặc trái xoan. Chiều dài lá từ 4 - 7 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có nhiều nếp trừ các gân của mặt dưới, cuống lá dài 5-6 mm, có lông tơ mịn.
Cụm hoa mọc thành từng đôi ở kẽ các lá tận cùng, tràng màu trắng hoặc bạc sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng (nên có tên là Kim ngân), có lông mịn và lông tuyến ở ngoài, mùi thơm nhẹ đặc trưng, ống tràng dài từ 1,8 - 2 cm, có 2 môi, môi dài 1,5 - 1,8 cm, nhị 5 thò ra ngoài, dính ở họng tràng hoa, bao phấn đính lưng. Hoa có kèm lá bắc hình mũi mác, tròn có lông thưa ở mép, dài 5 răng, mảnh, đôi khi không bằng nhau, có lông mịn.
Quả hình cầu hoặc hình trứng, dài khoảng 5mm, có màu đen.
Cây Kim ngânPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Có khoảng 10 loài thực vật thuộc chi Lonicera tại Việt Nam được dùng làm vị thuốc Kim ngân hoa. Kim ngân có nguồn gốc từ các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này, cây được trồng rộng rãi tại nhiều nơi như Việt Nam, các nước Châu Mỹ, Úc,... Tại Việt Nam, Kim ngân hoa chủ yếu được thu hái tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,...
Thu hái: Kim ngân trồng vào thời vụ mùa đông và mùa xuân rất thuận lợi để sinh trưởng. Việc thu hái hoa nên thực hiện khi hoa gần chớm nở vào khoảng 9 - 10 giờ sáng khi sương đã ráo. Dây lá thì có thể thu hái quanh năm.
Chế biến: Sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất rồi phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô hoàn toàn. Tỷ lệ cành lá không quá 2%, các tạp chất khác không quá 0,5%.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu mọt, độ ẩm không quá 12%.
Hoa Kim ngânBộ phận sử dụng
Nụ hoa của cây Lonicera japonica Thunb. hoặc các cây cùng chi được sử dụng làm thuốc.
Nụ hoa dùng làm thuốc hình ống cong dài từ 1 - 5cm, đầu to, đường kính từ 0,2 - 0,5cm, phủ đầy lông ngắn và có màu vàng hoặc vàng nâu. Mùi thơm nhẹ và vị hơi đắng. Tỷ lệ hoa nở không quá 10%.
Vị thuốc Kim ngân hoaSản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này