Thuốc Viegan-B - TW 3
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên bao đường, Hộp 1 lọ 40 viên bao đường (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Viegan-B được sản xuất từ các hoạt chất Cao Diệp hạ châu, Cao Nhân trần, Cao Cỏ nhọ nồi với hàm lượng tương ứng 100mg, 50mg, 50mg
Mô tả Diệp hạ châu hoạt chất của Thuốc Viegan-B
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Diệp hạ châu.
Tên khác: Chó đẻ thân xanh; Cây chó đẻ răng cưa; diệp hạ châu đắng; cây Cau trời.
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schumach & Thonn. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Diệp hạ châu là loài cây thân thảo, cao 20 – 30 cm, đôi khi có thể phát triển đến 60 – 70 cm, sống hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường có màu xanh và nhẵn nhụi.
Lá Diệp hạ châu hình bầu dục, mặt dưới màu xám nhạt, bên trên xanh lục nhạt, rộng 3 – 4 mm, dài 1 – 1,5 cm, mọc so le, xếp sát nhau thành hai dãy giống một lá kép lông chim; cuống lá rất ngắn.
Hoa đơn tính cùng gốc có cuống ngắn và mọc ở kẽ lá. Hoa đực có 6 lá dài, 3 nhị với chỉ nhị ngắn, xếp ở đầu cành; hoa cái có 6 lá đài, bầu hình trứng và xếp ở cuối cành.
Quả dạng nang, mọc rủ xuống ở dưới lá, hình cầu, hơi dẹt, có gai nhỏ và khía mờ. Hạt Diệp hạ châu hình 3 cạnh.
Mùa hoa nở thường vào tháng 4 – 6; và cho quả vào tháng 7 – 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Chi Phyllanthus L. có nhiều loài, gồm những các cây bụi hay gỗ nhỏ đến cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á như Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam, có khoảng 40 loài thuộc chi này, trong đó 2 loài Phyllanthus niruri L. và P. urinaria L. có hình dáng tương tự giống nhau, sinh trưởng ở khắp nơi trừ những vùng núi cao có nhiệt độ thấp.
Diệp hạ châu là cây ưa sáng và ưa ẩm và có thể chịu bóng, thường mọc lẫn với các cây khác trong các bãi cỏ, nương rẫy, vườn nhà, ruộng cao (đất trồng màu) hoặc đôi khi ở vùng đồi núi.
Thu hái và chế biến: Thu hái Diệp hạ châu quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ và mùa thu. Có thể dùng Diệp hạ châu tươi sau khi rửa sạch hoặc phơi gần khô rồi bó lại, tiếp tục phơi trong bóng râm (phơi âm can) đến khô hoàn toàn. Khi dùng, rửa qua nước để loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn 5 - 6cm và phơi khô. Có thể ép lá thành từng bánh để dễ vận chuyển.
Bảo quản: Để Diệp hạ châu ở nơi khô, tránh ẩm ướt và mốc mọt.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây Diệp hạ châu bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay sấy khô.
Mô tả Nhân trần hoạt chất của Thuốc Viegan-B
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Cây Nhân trần.
Tên khác: Chè cát; Chè nội; Hoắc hương núi.
Tên khoa học: Nhân trần Việt Nam là Adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae, Nhân trần bồ bồ là Adenosma capitatum Benth. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây Nhân trần Việt Nam thường được người dân ở các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh) gọi là Nhân trần cái (miền Bắc) để phân biệt với cây Nhân trần bồ bồ (cây Nhân trần đực). Người dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh thường gọi nhầm là Hoắc hương núi.
Cây cỏ hoang cao, thân tròn và cao khoảng 0,3 - 1 m. Thân cây có màu tím, có lông trắng mịn. Lá có cuống 5 - 10mm, dạng hình trứng, mọc đối. Hình dạng lá dài 3 - 8 cm, rộng 1 - 3,5 cm và nhọn, mép lá có răng cưa to, nhiều lông mịn ở 2 mặt trên và dưới lá, có gân lá chạy dọc ở mặt dưới lá. Khi vò thân và lá có mùi thơm. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm. Quả có hình trứng với nhiều hạt nhỏ.
Cây bồ bồ, còn gọi là Nhân trần đực (tên gọi miền Nam). Lưu ý ở miền nam có cây Nhân trần tía còn gọi là Nhân trần cái (miền Nam) và không phải là Nhân trần Việt Nam được mô tả ở trên. Đây là cây cỏ, dài 15 - 70cm. Thân mọc nhẵn hoặc có ít lông, cành chia ra ngay từ gốc kèm lá mọc đối có cuống. Lá hình mác có đầu nhọn. Hoa tạo thành cụm hoa hình cầu có rất nhiều hoá.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây phân bố rộng khắp ở trung du miền núi phía Bắc chủ yếu tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Cây ra hoa vào mùa hè và đây cũng là thời điểm thích hợp để thu hái. Sau khi hái cả cây và hoa về có thể phơi hay sấy khô, buộc lại từng bó gồm cả cây và hoa.
Bộ phận sử dụng
Thân, cành mang lá và hoa.
Mô tả Nhọ nồi hoạt chất của Thuốc Viegan-B
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cỏ nhọ nồi.
Tên khác: Cỏ mực, hàn liên thảo, lẻ trường, phong trường.
Tên khoa học: Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.); Thuộc họ: Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cỏ nhọ nồi là một loài cỏ mọc thẳng đứng đôi khi bò lan rồi vươn thẳng, cao từ 30 đến 40cm, có cây có thể cao đến 80cm. Thân tròn có lông cứng áp sát, màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, có lông ở hai mặt, dài từ 2-8cm, rộng từ 5-15mm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép có răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông, cuống lá rất ngắn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành hình đầu, cuống dài từ 1 đến 4 cm, có lông thô áp sát, đầu có đường kính 0.8 - 1.2cm. Hoa màu trắng, hoa cái ở ngoài, hình lưới, xếp thành một hàng, hoa lưỡng tính ở trong, hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và ngắn. Tràng hoa cái có lưỡi nguyên hoặc xẻ thành 2 răng, tràng hoa lưỡng tính có 4 thùy hình trái xoan, nhị 4. Lá bắc thuôn nhọn, dài từ 5 - 6 mm, cũng có lông. Mùa hoa quả từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm. Quả bế, có 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, dài khoảng 3mm, rộng 1.5mm và đầu cụt.
Cây nhọ nồi rất phổ biến vùng nông thôn Việt NamHằng năm cây ra nhiều hoa quả, mọc tự nhiên bằng hạt là chủ yếu. Với khả năng mọc chồi gốc và phân cành nhiều nên cây rất dễ phát triển, hay tạo thành đám bò lan trên mặt đất.
Nhọ nồi được nhân giống bằng hạt. Hạt chín rải rác vào mùa hè và mùa thu, vì vậy hạt chín đến đâu thu hái ngay đến đó, đem phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo. Hạt cây cỏ nhọ nồi rất nhỏ nhưng tỉ lệ nảy mầm rất cao. Thường áp dụng cách gieo hạt trong vườn ươm, rồi sau đó lấy cây con đi trồng. Đất vườn ươm và đất trồng nên làm thật tơi xốp. Nên bón phân lót (từ 10 đến 15 tấn phân chuồng cho 1 ha đất gieo trồng). Lên luống như luống cải rồi trồng với khoảng cách 20 x 10cm hoặc 20 x 15cm. Sau khi cây bén rễ cần bón phân thúc cách 20 ngày một lần.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây nhọ nồi mọc nhiều ở hầu hết các nước thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây nhọ nồi phân bố ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi, đến độ cao 1500m ở các tỉnh phía Nam. Cây là loài thực vật vừa ưa ẩm vừa ưa sáng, chúng mọc xen lẫn với các loại cỏ thấp, ven bờ sông, ruộng, ven đường đi, bãi hoang,... Cây dễ tìm kiếm vì mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Ngoài việc thu hái từ nguồn hoang dại, trước đây, cỏ nhọ nồi chỉ được trồng lẻ tẻ với quy mô nhỏ ở các gia đình. Gần đây, cây bắt đầu được trồng phổ biến hơn ở một số nơi.
Thu hái: Toàn bộ phần trên mặt đất của cây cỏ nhọ nồi được thu hái trước khi cây ra hoa.
Chế biến: Sau khi thu hái đem phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn dài từ 3 đến 5 cm, đem đi sao qua hoặc sao cháy. Dùng lửa to sao nhanh đến khi bên ngoài cây có màu đen thì phun ít nước để trừ hỏa độc. Để nguội ở nơi khô ráo thoáng mát.
Bộ phận sử dụng
Toàn thân cây nhọ nồi.
Lịch sử đăng ký với cục quản lý dược của Thuốc Viegan-B:
- SĐK: V766-H12-10- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên bao đường, Hộp 1 lọ 40 viên bao đường - ngày đăng ký: 31/07/2014
- SĐK: V1252-H12-10 - Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên bao phim - ngày đăng ký: 2014-07-31 00:00:00
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này