Thuốc Tùng lộc chỉ tả

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Số đăng ký:
VD-26544-17
Thành phần:
Hàm lượng:
5g
Dạng bào chế:
Thuốc cốm
Đóng gói:
Hộp 10 gói x 5 gam
Xuất xứ:
Việt Nam
Đơn vị đăng ký:
DƯỢC QUỐC TẾ TÙNG LỘC

Video

Thuốc Tùng lộc chỉ tả là dòng sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (điều trị, hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa bệnh) có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất tại nơi uy tín DƯỢC QUỐC TẾ TÙNG LỘC Việt Nam, đảm bảo mang tới sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng. Thuốc được sản xuất từ các thành phần tốt cho sức khỏe, đã qua kiểm định Sơn tra 0,69g, Phục linh 0,69g, Mạch nha 0,86g, Bạch chỉ 0,86g, Lai phục tử 0,69g, Liên kiều 0,52g, Lục thần khúc 0,34g, Sử quân tử 0,34g - 0,69g, 0,69g, 0,86g, 0,86g, 0,69g, 0,52g, 0,34g, 0,34g 5g. DƯỢC QUỐC TẾ TÙNG LỘC là công ty chịu trách nhiệm (Dạng kê khai: đang cập nhật) và xin giấy phép lưu hành cho Thuốc cốm Thuốc Tùng lộc chỉ tả. Sau khi hồ sơ đăng ký lưu hành được gửi đi thì ngày 27/09/2017, sản phẩm này được Cục quản lý dược tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ (mã đăng ký: VD-26544-17). Trên thị trường dược Việt Nam, thuốc hiện đang có mức giá thầu là khoảng 12646 vnđ/Gói.

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 10 gói x 5 gam (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Tùng lộc chỉ tả được sản xuất từ các hoạt chất Sơn tra 0,69g, Phục linh 0,69g, Mạch nha 0,86g, Bạch chỉ 0,86g, Lai phục tử 0,69g, Liên kiều 0,52g, Lục thần khúc 0,34g, Sử quân tử 0,34g - 0,69g, 0,69g, 0,86g, 0,86g, 0,69g, 0,52g, 0,34g, 0,34g với hàm lượng tương ứng 5g

Mô tả Bạch chỉ hoạt chất của Thuốc Tùng lộc chỉ tả

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch chỉ.

Tên khác: Phong bạch chỉ, phong hương, bạch chỉ hàng châu, hương bạch chỉ.

Tên khoa học: Angelica dahurica Benth. et Hook (họ Hoa tán – Apiaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Bạch chỉ là một loài thân cỏ nhiều năm, cao từ 1 – 1,5 m. Rễ cọc mọc thẳng xuống đất và phình lên thành củ, đôi khi có phân nhánh. Thân có đường kính từ 2 – 3 cm, rỗng, bên ngoài có màu tím hồng, thân non có lông che chở. Lá có kích thước lớn, bẹ lá phát triển ôm lấy thân. Phiến lá xẻ lông chim từ 2 – 3 lần tạo các thùy hình trứng có chiều dài 2 – 6 cm, rộng 1 – 3 cm, mép lá có răng cưa, có lông ở mặt trên lá tại vị trí các đường gân.

Cụm hoa dạng tán kép mọc ở ngọn cạnh hoặc nách lá. Cuống chung dài 4 – 8 cm, cuống tán dài 1 cm. Hoa mẫu 5, màu trắng, cánh hoa cong lên ở đính phiến, 5 nhị dài hơn cánh hoa. Quả bế đôi hình bầu dục dẹt hoặc hình cầu, dài khoảng 6 mm với 4 cánh mỏng. Cây có chứa tinh dầu ở rễ, thân và lá.

Ngoài bạch chỉ (hàng châu bạch chỉ, hương bạch chỉ) còn có Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala) cũng là một loài thân cỏ lâu năm sống lâu hơn bạch chỉ, chiều cao hơn bạch chỉ 2 – 3 cm nhưng đường kính thân lại nhỏ hơn chỉ khoảng 1 cm, lá chia thùy với phần cuống dài khác với loài bạch chỉ nói trên. Tuy nhiên, theo Trung dược chí 1 (1993), loài này chưa bao giờ được dùng thay thế bạch chỉ.

Phân bố, thu hái, chế biến

Bạch chỉ đã được di thực thành công vào nước ta và lưu giống tại vùng núi cao. Cây cũng được trồng ở đồng bằng.

Tại Tam Đảo, bạch chỉ được trồng vào khoảng tháng 1, tháng 2 hàng năm, đến tháng 4, tháng 5 năm sau, cây bắt đầu ra hoa.

Chờ đến mùa thu, khi lá chuyển vàng, tiến hành thu hái rễ (không lấy rễ củ ở cây ra hoa, kết quả).

Lấy cả rễ và rễ con cho vào dụng cụ bảo quản chứa vôi, đậy kín. Sau 1 tuần lấy mẫu đem phơi khô. Cũng có nơi người ta tiến hành phơi luôn. Phơi nắng hoặc sấy khô 40 – 50oC.

Cây Bạch chỉ

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của bạch chỉ là rễ củ (Radix Angelicae dahuricae) phơi hay sấy khô. Rễ củ có dạng hình chùy đường kính khoảng 3 cm, dài từ 10 – 20 cm. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có dấu vết của rễ con và nhiều đường nhăn dọc. Cắt ngang thấy có màu trắng đến trắng ngà, mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng.

Mô tả Liên kiều (Quả) hoạt chất của Thuốc Tùng lộc chỉ tả

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Liên kiều (Quả).

Tên khác: Trúc căn; Hoàng thọ đan; Hạ liên tử.

Tên khoa học: Forsythia suspensa (Thunb.) Vahl.

Đặc điểm tự nhiên

Cây liên kiều là một cây cao 2 - 4m. Cành non có 4 cạnh, nhiều đốt nhưng khoảng cách giữa các đốt rỗng bì.

Lá đơn mọc đối hoặc mọc vòng thành 3 lá. Phiến lá có hình trứng còn mép lá hình răng cưa với kích thước dài 3 đến 7cm, rộng 2 đến 4cm. Cuống lá dài khoảng từ 0,08 đến 2cm.

Hoa màu vàng tươi. Đài và tràng tạo thành hình ống, phía trên xẻ thành 4 thùy. Có 2 nhị nhưng thấp hơn tràng còn nhụy thì có 2 núm.

Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Quả khô có hình dạng trứng dẹt có kích thước dài 1,5 đến 2cm, rộng 0,5 đến 1cm, với cạnh lồi, dần về phía đầu thì nhọn. Vì quả khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống nên quả tuy chứa nhiều hạt nhưng chỉ giữ lại một ít hạt ở quả, còn phần lớn dễ bị rơi vãi ra ngoài.

Mùa hoa tại Trung Quốc: Tháng 3 - 5; mùa quả: Tháng 7 - 8.

Hoa màu vàng tươi, đài và tràng tạo thành hình ống, phía trên xẻ thành 4 thùy

Phân bố, thu hái, chế biến

Ở Việt Nam chưa tìm thấy Liên kiều. Vì vậy, Liên kiều hiện nay ở nước ta chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Cây Liên kiều phân bố chủ yếu ở Trung Quốc thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Cam Túc, ngoài ra nó còn được trồng ở Nhật Bản.

Người dân tại nhiều nơi trồng cây Liên kiều để làm cảnh hoặc làm thuốc. Trong trường hợp hái quả để trị bệnh thì được chia ra thành thanh kiều và lão kiều với mùa thu hái khác nhau.

Thanh kiều hái lúc quả còn chưa chín vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9, sau đó đem thanh kiều nhúng nước sôi, rồi lấy quả đem sấy hoặc phơi khô. Còn đối với lão kiều hái lúc quả chín vàng vào khoảng tháng 10 trong năm.

Để phân biệt thanh kiều và lão kiều cần chú ý thanh kiều là quả lúc chưa chín nên đầu quả chưa mở tách ra như mỏ chim, hạt vẫn còn giữ nguyên trong quả không bị rơi ra ngoài, còn lão kiều là quả lúc chín sẽ có vị đắng, không có mùi đặc biệt.

Bộ phận sử dụng

Quả.

Mô tả Lục thần khúc hoạt chất của Thuốc Tùng lộc chỉ tả

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Lục thần khúc.

Tên gọi khác: Thần khúc; Tiêu thần khúc; Kiến thần khúc; Lục Đình Khúc.

Tên khoa học: Massa Fermentata Medicinalis.

Đặc điểm tự nhiên

Thần khúc lúc đầu có số vị thuốc chỉ khoảng 4 - 6 vị, sau đó tăng lên dần khoảng 30 - 50 vị thuốc, đa số những vị thuốc này đều có tinh dầu. Các vị thuốc này thường được kết hợp với các loại bột khác nhau như bột mì, bột lúa mạch hoặc cám, sau đó ủ cho lên mốc, rồi đem phơi khô. Ban đầu thần khúc được lên men để chế rượu, sau này người ta phát hiện thêm nhiều công dụng chữa bệnh khác của lục thần nên nó mới được dùng làm thuốc.

Thần khúc thường kết hợp với các loại bột, sau đó ủ cho lên mốc, rồi đem phơi khô

Phân bố, thu hái, chế biến

Thần khúc được ghi trong các sách cổ đến nay trải qua tầm 400 - 500 năm lịch sử đã có nhiều sự thay đổi trong công thức và cách chế biến. Vì vậy, hiện nay chúng ta cần thay đổi công thức và cách chế biến sao cho phù hợp, mặc dù tại Trung Quốc vẫn chưa có sự thống nhất trong đơn thuốc.

Mỗi cách chế biến khác nhau lại đưa đến hiệu quả điều trị khác nhau. Thời gian thích hợp để chế thuốc tốt nhất là vào mùa nóng trong năm, theo khí hậu ở Trung Quốc là khoảng từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 20 tháng 7 âm lịch.

Công thức đầu tiên về thần khúc (ghi trong Tề dân yếu thuật): Lúa mạch 100 lít. 60 lít sao lên, 30 lít nấu chín, 10 lít để sống. Sau đó đem tán thành bột.

Đơn thuốc thần khúc sau đây bao gồm: Cây ké đầu ngựa 1 phần; Cây ngải cứu 1 phần; Lá dâu 5 phần; Ngô thù du hoặc cây nghể 1 phần. Các vị thuốc này đem nấu thật đặc, sau đó vắt lọc lấy nước rồi trộn cùng bột lúa mạch, cuối cùng đem đóng thành bánh hay ép thành khuôn.

Thời gian thực hiện khoảng từ đầu tháng 7 đến 20 tháng 7 âm lịch kết thúc là muộn nhất. Trong “bản thảo cương mục” (cân lạng được tính lại theo cân lạng mới) đơn thuốc bao gồm: Nước ép thanh cao, nước ép cây thương nhĩ và cây nghể, mỗi thứ 3 lít, bột mì 60kg, bột xích tiểu đậu, hạnh nhân giã nát, mỗi vị 3 lít. Hỗn hợp này cho bột mì vào đem trộn cho thật đều rồi ủ kín đến khi lên mốc vàng mới đem ra phơi khô.

Tuy nhiên, hiện nay các công thức thần khúc càng ngày càng phức tạp hơn, cụ thể như sau:

  • Tại các quốc doanh dược liệu Việt Nam, thần khúc gồm 22 vị thuốc đem tán thành bột, sau đó trộn chung cùng hồ nếp rồi được đóng thành bánh một khoảng 40g, cuối cùng lập tức đem phơi khô ngay để tránh bị mốc.

  • Các vị thuốc được cân lượng như sau gồm: Sơn tra 1.000g, ô dược 1.000g, thiên niên kiện 800g, quế 800g, hậu phác 800g, trần bì 800g, thanh hao 1.000g, hương nhu 1.000g, hương phụ 1.000g, thương nhĩ thảo 1.000g, bán hạ chế 700g, mạch nha, địa liên mỗi vị 200g, bạc hà, sa nhân, bạch đàn hương, tô diệp, kinh giới, thảo đậu khấu mỗi vị 600g.

  • Tại quốc doanh tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, thần khúc có tới 52 vị thuốc khác nhau được chế theo đơn gia truyền của một gia đình ẩn danh nào đó từ năm 1741. Các vị thuốc này được tán thành bột, sau đó đóng thành bánh một khoảng 40g. Khác với vị thuốc thần khúc chế tại Việt Nam, tại đây thần khúc phải được đem đi ủ cho lên mốc rồi mới đem đi phơi khô.

Thần khúc từ xưa đến nay có nhiều sự thay đổi trong công thức và cách chế biến

Bộ phận sử dụng

Không tìm thấy thông tin.

Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Tùng lộc chỉ tả đang được ThuocViet cập nhật


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ