Thuốc Tiêu thanh long - TW 3

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-12595-10
Thành phần:
Dạng bào chế:
Viên
Đóng gói:
Hộp 10 vỉ x 10 viên nang; Lọ 50 viên nang; Lọ 100 viên nang
Xuất xứ:
Việt Nam
Đơn vị đăng ký:
Dược Trung Ương 3

Video

Thuốc Tiêu thanh long là dòng sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (điều trị, hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa bệnh) có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất tại nơi uy tín TW 3 Việt Nam, đảm bảo mang tới sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng. Thuốc được sản xuất từ các thành phần tốt cho sức khỏe, đã qua kiểm định Ma hoàng, Quế chi, Can khương, tế tân, bán hạ, bạch linh, bạch thược, ngũ vị tử, cam thảo . Dược Trung Ương 3 là công ty chịu trách nhiệm kê khai trong nước và xin giấy phép lưu hành cho Viên Thuốc Tiêu thanh long. Sau khi hồ sơ đăng ký lưu hành được gửi đi thì ngày 22/05/2013, sản phẩm này được Cục quản lý dược tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ (mã đăng ký: VD-12595-10). Trên thị trường dược Việt Nam, thuốc hiện đang có mức giá thầu là khoảng 1980 vnđ/Viên.

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang; Lọ 50 viên nang; Lọ 100 viên nang (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Tiêu thanh long được sản xuất từ các hoạt chất Ma hoàng, Quế chi, Can khương, tế tân, bán hạ, bạch linh, bạch thược, ngũ vị tử, cam thảo với hàm lượng tương ứng

Mô tả Bạch linh hoạt chất của Thuốc Tiêu thanh long

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Bạch linh.

Tên gọi khác: Bạch phục linh, Phục linh.

Tên khoa học: Poria cocos Wolf.

Chi Wolfiporia, họ Polyporaceae, bộ Polyporales.

Đặc điểm tự nhiên

Bạch linh còn được gọi với tên khác là Phục linh hoặc Bạch phục linh. Vị thuốc này là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Phục linh có tên như vậy vì người ta quan niệm rằng đây là linh khí của cây thông ẩn mình dưới đất.

Về hình dáng, quả nấm Bạch Phục linh khô có nhiều dạng như hình cầu, hình thoi, hình ê líp hoặc khối không đều, kích thước thường không đồng nhất. Vỏ ngoài có màu nâu đến nâu đen và nhiều vết sần lồi lõm. Quả nấm thường khá nặng và rắn chắc. Khi bẻ ra, bên trong có thể quan sát được phần lõi khá sần sùi màu trắng, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, một số ít quả nấm có lõi màu hồng nhạt. Nấm Bạch phục linh thường không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

Vị thuốc Bạch linh

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Có thể tìm thấy nấm Bạch phục linh trong một số rừng thông ở nơi có khí hậu mát mẻ của nước ta. Tuy nhiên, vị thuốc này đa phần được nuôi trồng, khai thác và chế biến chủ yếu tại Trung Quốc.

Thu hái: Thời gian thu hoạch nấm Phục linh tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi loại bỏ đất cát, người ta chất đống cho quả nấm ra mồ hôi rồi trải ra chỗ thoáng gió để hong khô cho se bề mặt. Sau đó, họ tiếp tục chất đống và ủ vài lần cho đến khi khô nước hoàn toàn và bề mặt nhăn nheo, phơi âm can (phơi bóng râm) đến khô.

Chế biến: Trước khi dùng, người ta ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ cho vị thuốc mềm rồi gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm, sau đó phơi hoặc sấy khô. Tuỳ theo bộ phận sử dụng, hình thái và màu sắc mà vị thuốc này được gọi khác nhau như:

  • Bạch phục linh;
  • Phục linh bì;
  • Xích phục linh;
  • Phục linh khối;
  • Phục linh phiến.

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ẩm. Nếu độ ẩm không đạt tiêu chuẩn (quá khô hoặc quá ẩm) nhiệt độ quá nóng thì dược liệu có thể bị vụn nát, mất đi chất lượng và tính kết dính của nó.

Bạch linh sau khi được chế biến

Bộ phận sử dụng

Thể quả nấm Phục linh được sử dụng tùy thuộc vào mục đích của bác sĩ Y học cổ truyền. Một số dạng sử dụng bao gồm:

  • Bạch linh: Phần lõi bên trong nấm có màu trắng, cắt thành phiến hoặc thành khối.
  • Phục linh bì: Vỏ ngoài của cả quả nấm Phục linh tách ra, chất khá xốp, có tính đàn hồi.
  • Xích phục linh: Lớp thứ hai sát phần vỏ có màu hơi hồng hay nâu nhạt.
  • Phục thần: Phần nấm Phục linh có rễ cây thông đi xuyên qua bên trong.

Mô tả Bạch thược hoạt chất của Thuốc Tiêu thanh long

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch thược.

Tên khác: Dư dung, Kỳ tích, Giải thương, Kim thược dược, Mộc bản thảo, Tương ly, Lê thực, Đỉnh, Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn, Một cốt hoa, Lam vĩ xuân.

Tên khoa học: Radix Paeonia lactiflora (peony).

Đặc điểm tự nhiên

Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng, đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài 5 cm đến 18 cm, đường kính 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có màu nâu thẫm, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng, vỏ hẹp, gỗ thành tia rõ đôi khi có khe nứt. Không mùi. Vị hơi đắng và chua.

Dược liệu thái lát: Lát mỏng gần tròn, bên ngoài nhẵn mịn, màu trắng hoặc hơi phớt hồng. Vị hơi đắng và chua.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Thế giới: Bạch thược vốn là cây mọc tự nhiên ở một số tình Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông... (Trung Quốc). Do giá trị và nhu cầu làm thuốc tăng, nên bạch thược cũng như một số loài khác cùng chi đã được đưa vào trồng từ lâu đời ở nhiều địa phương của Trung Quốc.

Việt Nam: Bạch thược thuộc loại cây bụi ưa ẩm và ưa sáng. Cây trồng ở Sa Pa đã tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15,3°C, lượng mưa 2800 mm/năm. Cây trồng từ hạt sau 4 hoặc 5 năm mới bắt đầu có hoa. Bạch thược rụng lá vào mùa đông, trên thân và cành có nhiều chồi ngủ. Đến khoảng giữa tháng 2 năm sau (sau tết âm lịch), từ các chồi ngủ nhanh chóng mọc ra cành và lá non mới. Mùa hoa bắt đầu vào giữa tháng 5, kéo dài từ 10 đến 15 ngày, song mỗi hoa chỉ nở trong vòng vài giờ, đến trưa đã bắt đầu tàn. Hạt giống thu được ở những cây trồng, đem gieo đã cho những lứa cây mới.

Bạch thược có khả năng mọc chồi từ gốc hoặc từ rễ của cây. Chồi tách từ rễ củ có thể làm cây giống để trồng.

Thu hái

Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đó luộc chín hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.

Chế biến

Lấy rễ chưa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Bộ phận sử dụng

Rễ thu hái từ cây 3 – 5 tuổi vào hè – thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, gọt bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi, đun sơ qua, vớt ra, đảo hoặc lăn tròn, rồi phơi hay sấy khô.

Rễ hình trụ tròn, hai đầu đều nhau hoặc một đầu hơi to hơn, thẳng hoặc hơi cong queo, dài 10 – 20 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc màu phấn trắng, chỗ chưa cạo hết vỏ có màu nâu xám, đôi khi có đường nhăn dọc rõ rệt.

Các bộ phận Bạch thược

Mô tả Bán hạ (Thân, Rễ) hoạt chất của Thuốc Tiêu thanh long

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bán hạ.

Tên khác: Củ chóc; lá Ha chìa; cây Chóc chuột; Chưởng diệp bán hạ…

Tên khoa học:

Bán hạ Việt Nam: Typhonium divaricatum Decne (Arum divaricatum L., Arum trilobatum Lour), Typhonium trilobatum (Schott).

Cây Bán hạ Trung Quốc: Pinellia ternata (Thunb) Breiter hay Pinellia tuberifera Tenore.

Đặc điểm tự nhiên

Cây Bán hạ Việt Nam (Typhpnium trilobatum Schott) là một loại cỏ không có thân, có củ hình cầu đường kính tới 2cm. Lá hình tim hay hình mác, hoặc chia ba thùy dài 4 - 15cm, rộng 3,5 - 9cm. Bông mo với phần hoa đực dài 5 - 9mm, phần trần dài 17 - 27mm. Quả mọng, hình trứng dài 6mm.

Cây Bán hạ Trung Quốc (Pinellia ternata Thunb) Breiter khác cây Bán hạ Việt Nam ở chỗ thùy xẻ sâu rõ rệt hơn. Mặc dù gọi Bán hạ Trung Quốc để phân biệt Bán hạ Việt Nam, nhưng có người nói thấy cây này mọc ở Lào Cai nhưng chưa được khai thác.

Cây chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisecta Schott) khác những cây trên ở lá chia thành chín thùy khía sâu.

Bán hạ Việt Nam

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố:

Cây Bán hạ Việt Nam mọc hoang ở khắp những nơi đất ẩm ở nước ta từ Nam chí Bắc. Còn mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Thu hái:

Người ta đào rễ (củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là Bán hạ). Có thể dùng tươi (thường chỉ dùng giã đắp lên nơi rắn độc cắn), thường dùng khô có chế biến. Bán hạ thu hái từ mùa hạ đến thu đông.

Chế biến:

Đào về rửa sạch đất cát, đãi sạch vỏ mỏng ngoài, ngâm nước phèn cho sạch nhớt, phơi khô là được. Có nhiều cách chế biến mục đích theo quan niệm đông y để giảm bớt độ độc (tẩm cam thảo) hay tăng tác dụng chữa ho (tẩm gừng hay bồ kết). Một số cách chế biến thường thấy:

  • Tẩm cam thảo và bồ kết: Củ chóc (Bán hạ Việt Nam) rửa sạch ngâm nước trong 2 - 3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn. Cứ 1kg Bán hạ thêm 0,100kg Cam thảo, 0,100kg Bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn hết nước, vớt ra phơi hay sấy khô. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng chúng ta biết Cam thảo có tác dụng giảm độc, trừ ho, Bồ kết có tác dụng chữa ho.

  • Tẩm gừng và phèn chua: Củ Bán hạ cũng rửa sạch và ngâm nước như trên cho đến khi nước trong. Cứ 1kg Bán hạ thì thêm 50g phèn chua và 300g gừng tươi giã nhỏ thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ, lấy ra rửa sạch. Đồ cho chín, thái mỏng, lại tẩm nước gừng: Cứ 1kg Bán hạ thêm 150g gừng tươi giã nát, thêm 1 ít nước, vắt lấy nước và cho Bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng được. Phèn chua có tác dụng làm cho hết nhớt.

  • Chúng ta biết rằng gừng cũng có tác dụng chữa ho. Còn cách chế biến có cần như vậy không thì phải nghiên cứu thêm.

  • Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi về chế Bán hạ như sau: Phàm dùng Bán hạ , phải đem ngâm nước nóng chừng nửa ngày mới hết nhớt, nếu không thời có độc, uống ngứa cổ không chịu được. Trong các bài thuốc dùng Bán hạ kèm Sinh khương (gừng tươi) là vì Sinh khương chế được độc của Bán hạ. Trong bài thuốc Bán hạ Dược điển Trung Quốc 1953 thì chỉ ghi Bán hạ không chế dùng cùng với Sinh khương.

  • Theo tài liệu cổ (Lôi Học tức Lôi Công) cũng ghi theo Bản thảo cương mục, người ta chế Bán hạ như sau: Bán hạ 120g, Bạch giới tử 80g, Dấm chua 200g, cho giới tử giã nhỏ vào dấm quấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra rửa sạch hết nhớt mà dùng.

  • Một phương pháp khác: Rửa sạch Bán hạ, dùng nước nóng ngâm, thay nước luôn cho hết nhớt, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy thật khô mà dùng. Có thể tán nhỏ thành bột trộn với nước ép gừng, phơi khô dùng.

  • Như vậy phương pháp ghi trong sách cổ cũng gần như phương pháp ta thường làm nhưng chỉ thêm Bạch giới tử cũng là một vị thuốc chữa ho.

  • Do phương pháp bào chế Bán hạ chưa thống nhất như vậy, cho nên khi nghiên cứu cần phải chú ý.

Bộ phận sử dụng

Rễ củ.

Bán hạ

Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Tiêu thanh long đang được ThuocViet cập nhật


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ