Thuốc Thông xoang Medi - ME DI SUN
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Thông xoang Medi được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô hỗn hợp dược liệu (gồm: Bạch chỉ 0,27g, Phòng phong 0,15g, Hoàng Cầm 0,25g, Ké đầu ngựa 0,25g, Hạ khô thảo 0,25g, Cỏ hôi 0,35g, Kim ngân hoa 0,25g) 409 mg với hàm lượng tương ứng 409 mg
Mô tả Bạch chỉ hoạt chất của Thuốc Thông xoang Medi
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch chỉ.
Tên khác: Phong bạch chỉ, phong hương, bạch chỉ hàng châu, hương bạch chỉ.
Tên khoa học: Angelica dahurica Benth. et Hook (họ Hoa tán – Apiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Bạch chỉ là một loài thân cỏ nhiều năm, cao từ 1 – 1,5 m. Rễ cọc mọc thẳng xuống đất và phình lên thành củ, đôi khi có phân nhánh. Thân có đường kính từ 2 – 3 cm, rỗng, bên ngoài có màu tím hồng, thân non có lông che chở. Lá có kích thước lớn, bẹ lá phát triển ôm lấy thân. Phiến lá xẻ lông chim từ 2 – 3 lần tạo các thùy hình trứng có chiều dài 2 – 6 cm, rộng 1 – 3 cm, mép lá có răng cưa, có lông ở mặt trên lá tại vị trí các đường gân.
Cụm hoa dạng tán kép mọc ở ngọn cạnh hoặc nách lá. Cuống chung dài 4 – 8 cm, cuống tán dài 1 cm. Hoa mẫu 5, màu trắng, cánh hoa cong lên ở đính phiến, 5 nhị dài hơn cánh hoa. Quả bế đôi hình bầu dục dẹt hoặc hình cầu, dài khoảng 6 mm với 4 cánh mỏng. Cây có chứa tinh dầu ở rễ, thân và lá.
Ngoài bạch chỉ (hàng châu bạch chỉ, hương bạch chỉ) còn có Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala) cũng là một loài thân cỏ lâu năm sống lâu hơn bạch chỉ, chiều cao hơn bạch chỉ 2 – 3 cm nhưng đường kính thân lại nhỏ hơn chỉ khoảng 1 cm, lá chia thùy với phần cuống dài khác với loài bạch chỉ nói trên. Tuy nhiên, theo Trung dược chí 1 (1993), loài này chưa bao giờ được dùng thay thế bạch chỉ.
Phân bố, thu hái, chế biến
Bạch chỉ đã được di thực thành công vào nước ta và lưu giống tại vùng núi cao. Cây cũng được trồng ở đồng bằng.
Tại Tam Đảo, bạch chỉ được trồng vào khoảng tháng 1, tháng 2 hàng năm, đến tháng 4, tháng 5 năm sau, cây bắt đầu ra hoa.
Chờ đến mùa thu, khi lá chuyển vàng, tiến hành thu hái rễ (không lấy rễ củ ở cây ra hoa, kết quả).
Lấy cả rễ và rễ con cho vào dụng cụ bảo quản chứa vôi, đậy kín. Sau 1 tuần lấy mẫu đem phơi khô. Cũng có nơi người ta tiến hành phơi luôn. Phơi nắng hoặc sấy khô 40 – 50oC.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của bạch chỉ là rễ củ (Radix Angelicae dahuricae) phơi hay sấy khô. Rễ củ có dạng hình chùy đường kính khoảng 3 cm, dài từ 10 – 20 cm. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có dấu vết của rễ con và nhiều đường nhăn dọc. Cắt ngang thấy có màu trắng đến trắng ngà, mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng.
Mô tả Hạ khô thảo (Cụm quả) hoạt chất của Thuốc Thông xoang Medi
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tịch cú; Nãi đông; Yến diện; Mạch tuệ hạ khô thảo; Mạch hạ khô; Thiết tuyến hạ khô; Thiết sắc thảo; Bổng trụ đầu hoa.
Tên khoa học: Prunella vulgaris L. Họ Lamiaceae (Hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá.
Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bốn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hạ khô thảo là loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu.
Ở Việt Nam, cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Hạ khô thảo đã được khai thác, trước đây phải nhập của Trung Quốc. Cây hạ khô thảo mọc nơi sáng ẩm, thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Cây hạ khô thảo có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75 – 90 ngày, cây ra hoa.
Hiện nay nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói có hạ khô thảo nhưng chưa được xác minh. Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Cây Hạ khô thảo
Bộ phận sử dụng
Bông hoa – Spica Prunellae, tức phần cụm hoa trên cành mang lá, dài không quá 15cm, tính từ ngọn hoa trở xuống thường gọi là Hạ khô thảo. Ở Châu Âu, người ta dùng toàn cây.
Khi nào hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy đến khô.
Mô tả Hoàng cầm (Rễ) hoạt chất của Thuốc Thông xoang Medi
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoàng cầm (rễ).
Tên khác: Hủ trường; Không trường; Túc cầm; Hoàng văn; Kinh cầm; Đỗ phụ; Nội hư; Ấn dầu lục; Khổ đốc bưu; Đồn vĩ cầm; Thử vĩ cầm; Điều cầm; Khô cầm; Bắc cầm; Phiến cầm; Khô trường; Lý hủ thảo; Giang cốc thụ; Lý hủ cân thảo; Điều cầm; Tử cầm; Đạm tử cầm; Đạm hoàng cầm; Tửu cầm; Đông cầm; Hoàng kim trà; Lạn tâm hoàng.
Tên khoa học: Scutellaria baicalensis, họ Lamiaceae (Hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng cầm cao khoảng tầm 20 đến 50 cm, là loại thân thảo nhưng sống lâu năm, rễ Hoàng cầm phình to thành dạng hình chùy, bên ngoài thân rễ màu vàng sẫm, bẻ ra bên trong có màu vàng.
Thân Hoàng cầm dạng thân vuông đặc trưng cho họ hoa môi, mọc đứng, thân nhẵn hoặc có lông ngắn. Hoa màu lam tím, mọc thành 2 bông ở đầu cành, cánh hoa 2 môi và 4 nhị (có 2 nhị lớn dài hơn tràng), nhị màu vàng, bầu có 4 ngăn. Lá hoàng cầm mọc đối, không có hoặc cuống rất ngắn; phiến lá hơi tù, hình mác hẹp, mép nguyên, lá dài khoảng 1,5 đến 4cm, rộng khoảng 3 đến 8 mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hoàng cầm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đang được thí nghiệm để di thực vào Việt Nam ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, hiện tại Hoàng cầm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc từ các tỉnh như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà nam, Vân Nam, Hà Bắc, Nội Mông. Tại Liên Xô cũ Hoàng cầm mọc hoang được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp.
Hoàng cầm thu hoạch vào mùa xuân, người ta đào lấy rễ về cắt rễ con, rửa sạch cát đất, sau đó đem phơi khô, cạo bỏ vỏ; phơi hoặc sấy khô đều được.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là rễ củ – Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm. Rễ Hoàng cầm được chia thành hai loại: Loại rễ non ở giữa cứng chắc, mịn, ngoài màu vàng trong màu xanh vàng được gọi là điều cầm; loại rễ già bên trong màu đen rỗng, bên ngoài màu vàng gọi là khô cầm. Rễ Hoàng cầm nào to hơn ngón tay là loại tốt.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Thông xoang Medi đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này