Thuốc Rumafar - Sagophar
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Rumafar được sản xuất từ các hoạt chất Cao đặc Hải sài (tương đương 2,25g Hải sài) 150mg, Cao lỏng Xuyên khung (tương đương 0,105g Xuyên khung) 50mg, Bột Mạn kinh tử 100mg, Bột Bạch chỉ 50mg, Bột Địa liền 30mg, Bột Phèn phi 10mg với hàm lượng tương ứng 150mg, 50mg, 100mg, 50mg, 30mg, 10mg
Mô tả Bạch chỉ hoạt chất của Thuốc Rumafar
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch chỉ.
Tên khác: Phong bạch chỉ, phong hương, bạch chỉ hàng châu, hương bạch chỉ.
Tên khoa học: Angelica dahurica Benth. et Hook (họ Hoa tán – Apiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Bạch chỉ là một loài thân cỏ nhiều năm, cao từ 1 – 1,5 m. Rễ cọc mọc thẳng xuống đất và phình lên thành củ, đôi khi có phân nhánh. Thân có đường kính từ 2 – 3 cm, rỗng, bên ngoài có màu tím hồng, thân non có lông che chở. Lá có kích thước lớn, bẹ lá phát triển ôm lấy thân. Phiến lá xẻ lông chim từ 2 – 3 lần tạo các thùy hình trứng có chiều dài 2 – 6 cm, rộng 1 – 3 cm, mép lá có răng cưa, có lông ở mặt trên lá tại vị trí các đường gân.
Cụm hoa dạng tán kép mọc ở ngọn cạnh hoặc nách lá. Cuống chung dài 4 – 8 cm, cuống tán dài 1 cm. Hoa mẫu 5, màu trắng, cánh hoa cong lên ở đính phiến, 5 nhị dài hơn cánh hoa. Quả bế đôi hình bầu dục dẹt hoặc hình cầu, dài khoảng 6 mm với 4 cánh mỏng. Cây có chứa tinh dầu ở rễ, thân và lá.
Ngoài bạch chỉ (hàng châu bạch chỉ, hương bạch chỉ) còn có Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala) cũng là một loài thân cỏ lâu năm sống lâu hơn bạch chỉ, chiều cao hơn bạch chỉ 2 – 3 cm nhưng đường kính thân lại nhỏ hơn chỉ khoảng 1 cm, lá chia thùy với phần cuống dài khác với loài bạch chỉ nói trên. Tuy nhiên, theo Trung dược chí 1 (1993), loài này chưa bao giờ được dùng thay thế bạch chỉ.
Phân bố, thu hái, chế biến
Bạch chỉ đã được di thực thành công vào nước ta và lưu giống tại vùng núi cao. Cây cũng được trồng ở đồng bằng.
Tại Tam Đảo, bạch chỉ được trồng vào khoảng tháng 1, tháng 2 hàng năm, đến tháng 4, tháng 5 năm sau, cây bắt đầu ra hoa.
Chờ đến mùa thu, khi lá chuyển vàng, tiến hành thu hái rễ (không lấy rễ củ ở cây ra hoa, kết quả).
Lấy cả rễ và rễ con cho vào dụng cụ bảo quản chứa vôi, đậy kín. Sau 1 tuần lấy mẫu đem phơi khô. Cũng có nơi người ta tiến hành phơi luôn. Phơi nắng hoặc sấy khô 40 – 50oC.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của bạch chỉ là rễ củ (Radix Angelicae dahuricae) phơi hay sấy khô. Rễ củ có dạng hình chùy đường kính khoảng 3 cm, dài từ 10 – 20 cm. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có dấu vết của rễ con và nhiều đường nhăn dọc. Cắt ngang thấy có màu trắng đến trắng ngà, mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng.
Mô tả Địa liền (Thân rễ) hoạt chất của Thuốc Rumafar
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Địa liền (Thân rễ).
Tên khác: Sơn nại; Tam nại; Sa khương.
Tên khoa học: Kaempferia galanga L.
Họ: Zingiberaceae (Gừng).
Đặc điểm tự nhiên
Cây thân thảo, sống lâu năm, không thân. Thân rễ có nhiều củ nhỏ, củ hình trứng mọc liên tiếp nhau, có rất nhiều vân ngang.
Có 2 - 3 cái lá hình trứng gần tròn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn, mép mỏng màu đỏ, hai mặc có nhiều chấm hình tròn, xòe rộng sát mặt đất, đầu tù rồi thuôn nhọn, gốc thuôn hẹp thành một cuống ngắn rộng có rãnh, phiến lá dài 8 - 10cm, rộng 6 - 7cm.
Cụm hoa không có cuống, nằm giấu trong bẹ lá; lá bắc hình mũi mác nhọn; hoa 6 - 12 cái, xếp thành hình cái bánh xe, hoa có màu trắng và có đốm tím ở giữa; đài có 3 răng dài, hẹp và nhọn; tràng có ống, dài mang 3 thùy; nhị không có chỉ nhị, bao phấn có 2 ô song song; có nhị lép, cánh môi to chẻ thành 2 thùy. Toàn cây nhất là phần thân rễ có mùi thơm và vị nóng.
Mùa hoa quả: tháng 5 đến tháng 7.
Cần tránh bị nhầm lẫn với cây Kaempferia angustifolia mà người dân ở Phú Thọ cũng gọi với tên Địa liền.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, có 9 - 10 loài ở nước ta. Cây còn mọc ở Campuchia, Lào, Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây, Vân nam, Đài Loan), Malaixia, Ấn Độ.
Thu hái:
Từ tháng 12 - 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.
Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là thân rễ. Được thu hái vào mùa đông, rửa sạch rồi phơi khô, không được sấy bằng than.
Mô tả Mạn kinh tử hoạt chất của Thuốc Rumafar
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mạn kinh tử.
Tên khác: Cây quan âm; kinh tử; cây thuốc ôn; thuốc kinh; đẹn ba lá; vạn kim tử.
Tên khoa học: Fructus Viticis trifoliae.
Đặc điểm tự nhiên
Mạn kinh thuộc loại cây nhỏ hay nhỡ, có thể cao đến 3 m. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm bao phủ màu xám nhạt, cành già tròn, nhẵn, màu nâu. Lá kép gồm 3 lá chét, lá ở gần ngọn hoa thường là lá đơn chỉ có 1 lá chét, cuống lá hơi tròn, có lông, dài thường 1 – 3 cm, lá chét không có cuống, lá chét hình mác hay trứng ngược, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhiều lông trắng, lá chét ở giữ thường lớn hơn, lá có mùi thơm. Hoa màu lơ nhạt hoặc tím nhạt, dài 13 – 14 mm, mọc thành chùy xim ở đầu cành, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày.
Mạn kinh tử là quả chín đã phơi khô hay sấy khô của cây Mạn kinh. Quả hình cầu, đường kính 4 – 6 mm, mặt ngoài màu xám đen hoặc nâu đen, hơi phủ lớp phấn màu trắng tro, có 4 rãnh dọc nông, trên đỉnh có lỗ hơi lõm xuống, đáy có đài tồn tại màu xám nhạt và cuống quả ngắn. Lá đài bao bọc 1/3 đến 2/3 quả, có 5 răng, trong đó có 2 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mịn. Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang quả trông như có dầu, màu trắng, có 4 ngăn, mỗi ngăn có một hạt, có mùi thơm đặc biệt.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Mạn kinh mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi trong nước ta, từ các vùng núi thấp xuống đến vùng trung du và đôi khi gặp ở đồng bằng, độ cao phân bố thường dưới 1000 m, loại 1 lá chét rất phổ biến, ở dọc bờ biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngoài ra, Mạn kinh còn mọc ở các tỉnh ven biển Trung Quốc, Malaysia cũng tìm thấy Mạn kinh.
Thu hái, chế biến
Vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, Mạn kinh tử hái về phơi khô hay sấy khô, loại bỏ cuống và tạp chất, dùng sống hoặc sao qua.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của Mạn kinh là quả chín phơi hay sấy khô (Mạn kinh tử).
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Rumafar đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này