Thuốc Propranolol 40 - Dược Enlie
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Chai 50, 100, 200 viên; Hộp 1, 3, 5, 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thông tin chung về Propranolol hydrochlorid hoạt chất chính của Thuốc Propranolol 40
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Propranolol
Loại thuốc
Chẹn beta adrenergic
Dạng thuốc và hàm lượng
Propranolol được dùng dưới dạng propranolol hydroclorid.
Nang tác dụng kéo dài: 60 mg, 80 mg, 120 mg, 160 mg.
Viên nén: 10 mg, 20 mg, 40 mg, 60 mg, 80 mg, 90 mg.
Dung dịch: 20 mg/5 ml; 40 mg/5 ml; 80 mg/5 ml.
Thuốc tiêm: 1 mg/ml.
Chỉ định Thuốc Propranolol 40
Tăng huyết áp; đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành; loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất...); nhồi máu cơ tim; đau nửa đầu; run vô căn; bệnh cơ tim phì đại hẹp đường ra thất trái; u tế bào ưa crom.
Ngăn chặn chết đột ngột do tim, sau nhồi máu cơ tim cấp; điều trị hỗ trợ loạn nhịp và nhịp nhanh ở người bệnh cường giáp ngắn ngày (2 - 4 tuần); ngăn chặn chảy máu tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.
Dược lực học củaThuốc Propranolol 40
Propranolol là thuốc chẹn beta-adrenergic không chọn lọc, có tác dụng ổn định màng tế bào. Các yếu tố có thể tham gia góp phần vào tác dụng chống tăng huyết áp của propranolol là giảm cung lượng tim, ức chế thận giải phóng renin, phong bế thần kinh giao cảm từ trung tâm vận mạch ở não đi ra. Lúc đầu sức cản của mạch ngoại vi có thể tăng, sau đợt điều trị lâu dài sẽ giảm.
Propranolol thể hiện tác dụng chống loạn nhịp ở những nồng độ liên quan đến chẹn beta adrenergic, và đó là cơ chế tác dụng chính chống loạn nhịp của thuốc: Với liều dùng lớn hơn liều chẹn beta adrenergic thuốc có tác dụng giống quinidin, hoặc giống thuốc tê về tính ổn định màng để điều trị các chứng loạn nhịp.
Propranolol còn có tác dụng giảm và ngăn chặn chứng đau nửa đầu do tác động lên các thụ thể beta giao cảm ở các mạch trên màng mềm não và do đó phong bế các co thắt tiểu động mạch trên vỏ não.
Dược động học củaThuốc Propranolol 40
Hấp thu
Propranolol hấp thu gần hoàn toàn ở đường tiêu hoá. Sau khi uống 30 phút, đã xuất hiện trong huyết tương và sau 60-90 phút đạt nồng độ tối đa.
Phân bố
Propranolol được phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể kể cả phổi, gan, thận, tim. Thuốc dễ dàng qua hàng rào máu não và nhau thai và phân bố cả trong sữa mẹ. Trên 90% propranolol liên kết với protein huyết tương.
Chuyển hóa
Thuốc chuyển hóa gần hoàn toàn ở gan, có ít nhất 8 chất chuyển hoá được tìm thấy trong nước tiểu.
Thải trừ
Chủ yếu qua nước tiểu, chỉ có 1 - 4% liều dùng được đào thải qua phân dưới dạng không chuyển hóa và dạng chuyển hoá.
Trao đổi chất Thuốc Propranolol 40
Tương tác thuốc Thuốc Propranolol 40
Tương tác với các thuốc khác
Thuốc chống loạn thần (ví dụ: phenothiazin): Tác dụng hạ huyết áp có thể xảy ra.
Chlorpromazine: Có thể giảm thanh thải propranolol.
Thioridazine: Có thể giảm chuyển hóa thioridazine.
Haloperidol: Có thể hạ huyết áp và ngừng tim.
Fluoxetine: Có thể giảm chuyển hóa propranolol.
Tác nhân giao cảm: Có thể đối kháng với tác dụng kích thích β-adrenergic.
Thuốc có tác dụng kháng cholinergic: Có thể đối kháng với tác dụng chẹn β-adrenergic ở tim.
Thuốc chống loạn nhịp tim (lidocain, phenytoin, procainamide, quinidine, verapamil): tác dụng phụ gây độc trên tim.
Verapamil: Các phản ứng có hại nghiêm trọng hiếm khi được báo cáo đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh cơ tim nặng, suy tim sung huyết, hoặc nhồi máu cơ tim gần đây.
Levodopa: Giảm huyết áp có thể có và tác dụng co bóp tích cực của levodopa.
NSAID: Tăng tác dụng của propronolol.
Tương tác với thực phẩm
Tránh dùng đồng thời với rượu, có thể làm tăng nồng độ propranolol.
Tránh dùng đồng thời với cam thảo , có thể làm tăng nồng độ propranolol.
Uống cùng với thức ăn.
Chống chỉ định Thuốc Propranolol 40
- Mẫn cảm với propranolol, các thuốc chẹn beta hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Sốc tim; hội chứng Raynaud; nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 - 3; hen phế quản.
- Suy tim sung huyết, trừ khi suy tim thứ phát do loạn nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol.
- Bệnh nhược cơ.
- Người bệnh co thắt phế quản do thuốc chẹn beta giao cảm ức chế sự giãn phế quản do catecholamin nội sinh.
- Đau thắt ngực thể prinzmetal, nhịp chậm, acid chuyển hóa, bệnh mạch máu ngoại vi nặng.
- Không chỉ định propranolol trong trường hợp cấp cứu do tăng huyết áp.
- Ngộ độc cocain và các trường hợp co mạch do cocain.
- Phối hợp với các thioridazin do propranolol làm tăng nồng độ trong máu của thioridazin, làm kéo dài khoảng QT.
Liều lượng sử dụng Thuốc Propranolol 40
Người lớn
Dạng uống
Tăng huyết áp:
- Khởi đầu: 20 - 40mg/lần, 2 lần/ngày, với dạng viên nén hoặc dung dịch uống hoặc 80 mg với dạng viên giải phóng kéo dài, dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu.
- Tăng dần liều cách nhau từ 3 - 7 ngày, cho đến khi huyết áp ổn định ở mức độ yêu cầu.
- Liều thông thường có hiệu quả: 160 - 320 mg/ ngày. Một số trường hợp phải yêu cầu tới 640 mg/ngày.
Ðau thắt ngực:
- Dạng viên nén:
- Liều khởi đầu 40 mg, 2 - 3 lần một ngày và tăng lên đến 120 - 240 mg/ngày, một số người bệnh có thể cần dùng đến liều 320 mg/ngày.
- Nếu cho ngừng điều trị, phải giảm liều từ từ trong vài tuần. Nên phối hợp propranolol với nitroglycerin.
- Dạng viên giải phóng kéo dài propranolol hydroclorid:
- Liều khởi đầu là 80 mg/ngày, tăng dần liều mỗi 3 - 7 ngày để kiểm soát triệu chứng nếu cần. Mặc dù liều tối ưu thường là 160 mg/ngày nhưng có sự khác nhau ở từng người bệnh.
- Liều dùng mỗi ngày có thể 80 - 320mg/ngày tùy theo cá thể, chia làm 2 hoặc 3, 4 lần trong ngày.
Loạn nhịp:
- 10 - 30mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, với dạng viên nén hoặc dung dịch uống, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.
- Trường hợp loạn nhịp tim đe dọa tính mạng trong quá trình gây mê, tiêm tĩnh mạch 1 - 3 mg propranolol.
- Trường hợp cấp cứu do loạn nhịp, tiêm tĩnh mạch chậm trên 1 phút 1 mg propranolol, lặp lại mỗi 2 phút nếu cần cho đến liều tối đa 10 mg ở người bệnh tỉnh táo và 5 mg ở người bệnh đang trong quá trình gây mê.
Nhồi máu cơ tim:
- Liều mỗi ngày 180 - 240 mg, chia làm nhiều lần với dạng viên nén và dung dịch uống, bắt đầu sau cơn nhồi máu cơ tim từ 5 - 21 ngày.
- Ðể phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, cho uống 80mg/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần ngày.
Ðau nửa đầu:
- Liều khởi đầu 80mg/ngày, chia làm nhiều lần với dạng viên nén hoặc dạng dung dịch uống chia làm nhiều lần hoặc 1 lần/ngày với dạng viên giải phóng kéo dài.
- Liều hiệu dụng thường là 80 - 240 mg/ngày.
Run vô căn:
- Liều khởi đầu: 40mg/lần, 2 lần/ngày với dạng viên nén.
- Thường đạt hiệu quả tốt với liều 120mg/ngày, đôi khi phải dùng tới 240 - 320 mg/ngày.
Hẹp động mạch chủ phì đại dưới van: 20 - 40mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, trước khi ăn và đi ngủ với dạng viên nén hoặc dung dịch uống hoặc 80 - 160 mg, 1 lần/ngày với viên giải phóng kéo dài.
U tế bào ưa crom:
- Trước phẫu thuật 60mg/ngày, chia nhiều lần, dùng 3 ngày trước phẫu thuật, phối hợp với thuốc chẹn alpha adrenergic.
- Là liệu pháp phối hợp với thuốc chẹn alpha-adrenergic trong điều trị kéo dài trong phẫu thuật u tế bào ưa crom, liều 30 mg propranolol hydroclorid chia thành nhiều lần một ngày đã đạt được hiệu quả.
- Với khối u không mổ được: Ðiều trị hỗ trợ dài ngày, 30mg/ngày, chia làm nhiều lần.
Tăng năng giáp:
- Liều từ 10 - 40 mg, ngày uống 3 hoặc 4 lần. Có khi cần phải tiêm tĩnh mạch; liều 1mg tiêm tĩnh mạch trong 1 phút, lặp lại cách nhau 2 phút, cho tới khi có đáp ứng hoặc cho tới liều tối đa 10 mg ở người bệnh tỉnh táo hoặc 5 mg ở người bệnh gây mê.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Liều đầu tiên 40mg, ngày 2 lần; liều có thể tăng khi cần, cho tới 160mg, ngày 2 lần.
Đường tiêm tĩnh mạch
- Trong trường hợp loạn nhịp đe dọa tính mạng hoặc xảy ra trong khi gây mê.
- Liều dùng 0,5 - 3 mg tiêm tĩnh mạch. Nếu cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch một liều thứ hai sau 2 phút. Dùng các liều bổ sung với khoảng cách thời gian ít nhất là 4 giờ cho tới khi đạt đáp ứng mong muốn. Nên chuyển sang uống càng sớm càng tốt.
Trẻ em
Tăng huyết áp
Trẻ sơ sinh: Liều khởi đầu 250 microgam/kg, 3 lần/ngày, nếu cần thiết có thể tăng dần đến liều tối đa 2 mg/kg, 3 lần/ngày.
Trẻ 1 tháng - 12 tuổi: 0,25 - 1 mg/kg, 3 lần/ngày, tăng liều hàng tuần nếu cần đến liều tối đa là 5 mg/kg, chia nhiều lần một ngày.
Trẻ 12 - 18 tuổi: Liều khởi đầu 80 mg/ngày, tăng liều hàng tuần nếu cần, liều duy trì 160 - 320 mg/ngày, viên nén giải phóng kéo dài uống một lần một ngày.
Bắt đầu 1,0mg/kg/ngày (nghĩa là 0,5mg/kg/lần, 2 lần/ngày). Thông thường, liều là 2 - 4 mg/kg/ngày, chia 2 lần. Không được dùng liều cao hơn 16mg/kg/ngày cho trẻ em. Nếu ngừng thuốc phải giảm liều từ từ trong vòng 7 - 14 ngày.
Dự phòng đau nửa đầu
Trẻ 2 - 12 tuổi: Liều khởi đầu 200 - 500 microgam/kg, 2 lần/ngày, liều thông thường 10 - 20 mg, 2 lần/ngày, liều tối đa 2 mg/kg, 2 lần/ngày.
Trẻ 12 - 18 tuổi: Liều khởi đầu 20 - 40 mg, 2 lần/ngày, liều thông thường 40 - 80 mg, 2 lần/ngày, tối đa 2 mg/kg (tổng liều tối đa 120 mg), 2 lần/ngày.
Tứ chứng Fallot
Trẻ sơ sinh: 0,25 - 1 mg/kg, 2 - 3 lần/ngày, tối đa 2 mg/kg, 3 lần/ngày.
Trẻ 1 tháng - 12 tuổi: 0,25 - 1 mg/kg, 3 - 4 ngày/lần, tối đa 5 mg/kg/ngày chia nhiều liều.
Đường tiêm tĩnh mạch
Tứ chứng Fallot: Tiêm tĩnh mạch chậm đồng thời theo dõi nhịp tim trong khi tiêm.
Trẻ sơ sinh: Liều khởi đầu 15 - 20 microgram/kg (tối đa 100 microgram/kg), lặp lại mỗi 12 giờ nếu cần.
Trẻ 1 tháng - 12 tuổi: Liều khởi đầu 15 - 20 microgram/kg (tối đa 100 microgram/kg), lặp lại mỗi 6 - 8 giờ nếu cần.
Đối tượng khác
Bệnh nhân suy gan:
Đối với người bệnh suy gan nặng, liệu pháp propranolol nên được bắt đầu bằng liều thấp: 20 mg, 3 lần/ngày hoặc 80 mg, ngày 1 lần với viên tác dụng kéo dài hoặc 160 mg, cách ngày 1 lần với viên giải phóng hoạt chất theo nhịp.
Phải theo dõi đều đặn nhịp tim và có biện pháp thích hợp để đánh giá ở người bệnh xơ gan.
Tác dụng phụ của Thuốc Propranolol 40
Thường gặp
Hầu hết tác dụng nhẹ và thoáng qua, rất hiếm khi phải ngừng thuốc.
Ít gặp
Nhịp chậm, suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất, hạ huyết áp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm tưới máu động mạch thường là dạng Raynaud…
Hiếm gặp
Lupus ban đỏ hệ thống.
Cẩn trọng - lưu ý sử dụng Thuốc Propranolol 40
Lưu ý chung
Ngừng thuốc đột ngột có thể làm nặng lên tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim ở người bệnh mắc các bệnh mạch vành. Phải ngừng thuốc từ từ và cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu tình trạng đau thắt ngực nặng hơn cần sử dụng lại propranolol và đánh giá tình trạng bệnh để xử trí các cơn đau thắt ngực không ổn định.
Do có tác dụng làm chậm nhịp tim, nếu nhịp tim quá chậm cần phải giảm liều.
Thận trọng ở người bệnh có rối loạn chức năng nút xoang, tiền sử co thắt phế quản không do nguyên nhân dị ứng (như viêm phế quản, tràn khí).
Cần thận trọng khi cho người bệnh đổi thuốc từ clonidin sang các thuốc chẹn beta.
Khi điều trị bằng propranolol làm giảm nhãn áp, có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm kiểm tra glôcôm. Ngừng propranolol có thể làm tăng nhãn áp.
Cần thận trọng ở trẻ em mắc hội chứng Down do sinh khả dụng của propranolol đường uống tăng ở người bệnh này.
Người già: Chưa có đầy đủ nghiên cứu lâm sàng. Cần thận trọng khi dùng propranolol ở người cao tuổi và dùng liều khởi đầu thấp nhất.
Lưu ý với phụ nữ có thai
Chỉ dùng thuốc khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích chữa bệnh và nguy cơ đối với thai.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú
Thuốc bài tiết ra sữa, nên dùng thận trọng với phụ nữ cho con bú.
Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc
Propranolol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và xử lý quá liều Thuốc Propranolol 40
Quên liều Propranolol và xử trí
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Quá liều và xử trí
Quá liều và độc tính
Các triệu chứng của quá liều propranolol bao gồm nhịp chậm, hạ huyết áp nghiêm trọng, mất ý thức, co giật, giảm dẫn truyền, giảm co cơ tim, kéo dài khoảng QRS hoặc QT, blốc nhĩ thất, sốc, suy tim, ngừng tim, co thắt phế quản.
Cách xử lý khi quá liều
Trong trường hợp quá liều hoặc giảm nhịp tim hoặc huyết áp quá cao, phải ngừng điều trị bằng propranolol.
Xử trí nên bao gồm các biện pháp hỗ trợ và triệu chứng chung bao gồm thông đường thở và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cho đến khi ổn định.
Ở những bệnh nhân có triệu chứng, hoặc những bệnh nhân có điện tâm đồ bất thường, cần cân nhắc thảo luận sớm với đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này