Thuốc Kenvut - Nhất Nhất
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, 3 vỉ x 10 viên; Hộp 1 lọ 30 viên, 60 viên, 100 viên, Hộp 2 vỉ, 3 vỉ, 12 vỉ x 10 viên; hộp 1 lọ 30 viên, 60 viên, 100 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Kenvut được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô dược liệu 495mg tương đương: Tần giao (Radix Gentianae) 1000mg, Khương hoạt (Rhizomaet Radix Notopterygii) 900mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 750mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 900mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 900mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 500mg với hàm lượng tương ứng
Mô tả Độc hoạt (Rễ) hoạt chất của Thuốc Kenvut
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Độc hoạt.
Tên khác: Đương quy lông.
Tên khoa học: Angelica pubescens Ait. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán (Apiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao 1 - 2m hoặc hơn. Thân trơn nhẵn, hình trụ có rãnh dọc, màu tím nhạt hoặc màu lục.
Gốc lá hình lông chim 2 đến 3 lần, dài từ 15 đến 40 cm, lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng hoặc chia thùy không đều, mép khía răng, gân lá thưa có lông, nhẵn; cuống lá to, có bẹ lá ít phân chia.
Cụm hoa dài hơn kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn màu vàng nâu, có 1 - 2 lá bắc, lá bắc nhỏ hình kim, hoa nhỏ, mỗi cây 15 - 30, màu trắng.
Quả mọng hình trụ, hình bầu dục hoặc tròn, dẹt, có gai dọc và khía ở cả hai mặt.
Mùa ra hoa: Tháng 6 - 9, thời kỳ đậu quả: Tháng 10 - 12.
Phân bố, thu hái, chế biến
Độc hoạt có xuất xứ từ Trung Quốc, cây được nhập trồng nhập vào Việt Nam ở SaPa.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của độc hoạt là rễ đã được phơi hay sấy khô.
Mô tả Khương hoạt (Thân rễ và Rễ) hoạt chất của Thuốc Kenvut
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Khương hoạt.
Tên khác: Khương thanh; Xuyên khương hoạt; Hồ vương sứ giả.
Tên khoa học: Notopterygium incisum Ting.
Đặc điểm tự nhiên
Khương hoạt là loại cây sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Thân rễ dày và nhiều đốt. Thân cây cao 0,5 -1m, không phân nhánh, thân dưới màu hơi tía.
Lá mọc so le, hình chùy kép, chia thùy, mép có răng cưa, màu lục nhạt ở mặt trên và màu lục nhạt ở mặt dưới; phần gốc của cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành đôi. Quả kép hình thoi dẹt, màu nâu sẫm, 2 mặt và trục phát triển thành gai.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây này hiện chưa có ở Việt Nam. Cây mọc chủ yếu ở Tứ Xuyên (Trung Quốc). Vào mùa thu, đào lấy rễ rửa sạch đất cát rồi phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ và rễ.
Mô tả Ô dược (Rễ) hoạt chất của Thuốc Kenvut
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ô dược, Bàng kỳ; Thai ô dược; Thổ mộc hương; Kê cốt hương; Bàng tỵ; Thiên thai ô dược; Ô dược nam; Cây dầu đắng.
Tên khoa học: Lindera myrrha Merr thuộc Họ Long não – Lauraceae.
Tên đồng nghĩa: Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetrahthera trinervia Sprens., Daphnidium myrrha Nees.
Đặc điểm tự nhiên
Ô dược là một cây bụi nhỏ, cao từ 1,3 đến 1,4m. Cây có nhiều nhánh non dầy, lông hoe. Cành già gầy, không lông, màu đen nhạt. Rễ cây Ô dược mập, rắn chắc. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu vàng hoặc màu nâu vàng nhạt, bên trong có màu trắng ngà, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc.
Lá cây mọc so le, phần đầu chóp nhọn dài, hình xoan hoặc hình bầu dục, chiều dài từ 6 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 2,5cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới thì ngược lại, tuy nhiên lúc về già thì không có lông và cứng lại. Mặt dưới lá hơi mốc, hai gân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá đến chóp phiến, mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống lá dài từ 7 đến 15mm, gầy, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên hõm thành rãnh.
Hoa có màu hồng nhạt, tán đơn ở nách lá, hợp thành tán nhỏ, đường kính từ 3 đến 4mm, bầu có lông. Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ, chứa 1 hạt.
Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Mùa ra hoa từ tháng 2 đến tháng 3.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Ô dược mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau khai thác hay ở độ cao dưới 500m. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc và được trồng, phân bố nhiều ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa (miền Trung); Hòa Bình, Hà Tây (miền Bắc); Lâm Đồng, Cần Thơ (miền Nam).
Cách chế biến rễ Ô dược:
-
Theo trung y: Thu hái các rễ có từng đốt nối liền nhau (rễ đuôi chuột không dùng), bỏ vỏ lấy lõi, sao qua hay mài thành bột.
-
Theo nhân dân Việt Nam: Rễ sau khi thu hái, đem rửa sạch, ủ mềm, để ráo, xóc với giấm, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Có thể đem mài lấy 2 – 4g pha với nước thuốc thang đã sắc để uống.
Ô dược dễ mốc mọt, nên cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng là rễ và quả. Cây Ô dược có thể thu hái quanh năm, nhưng thời gian tốt nhất vào giai đoạn thu đông hay đầu xuân.
Sau khi thu hoạch, rễ cây Ô dược được cắt bỏ rễ con, rửa sạch, ủ mềm, phơi khô, để ráo, thái lát phơi khô hay tán thành bột mịn.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Kenvut đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này