Thuốc Ích mẫu - Hadiphar
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, hộp 5 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 1 lọ 50 viên; hộp 1 lọ 100 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Ích mẫu được sản xuất từ các hoạt chất Cao đặc hỗn hợp dược liệu (tương đương với: Hương phụ 0,313g, Ích mẫu 1,0g, Ngải cứu 0,25g) 0,156g theo công văn số 14697/QLD-ĐK ngày 20/9/2017 của Cục Quản lý Dược với hàm lượng tương ứng 0,125g, 0,125g, 0,5g) 0,156g
Mô tả Hương phụ (Thân rễ) hoạt chất của Thuốc Ích mẫu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Cây Cỏ cú; củ gấu.
Tên khoa học: Cyperus rotundus L.
Họ: Cyperaceae (Cói).
Đặc điểm tự nhiên
Hương phụ, loại cỏ sống lâu năm, cao 20 cm đến 60cm, thân rễ phát triển thành củ, củ lớn hay nhỏ tùy theo phát triển ở vùng đất rắn hay đất xốp, ở vùng đất ven biển củ to và dài còn được gọi là hải phụ dương (Hương phụ vùng biển).
Lá Hương phụ nhỏ và hẹp, có gân nổi lên ở giữa lưng, lá cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân.
Khoảng tháng 6, có từ 3 đến 8 chùm hoa hình tán, màu nâu xám ở ngọn cây, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài khoảng 2 mm, nhụy Hương phụ có đầu núm chia làm 2 nhánh. Quả ba cạnh, có màu xám.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hương phụ mọc hoang khắp các bờ ruộng, ven đường. Ở vùng ven biển, đất cát tơi xốp, củ phát triển lớn hơn nên dễ đào hơn. Đối với người nông dân, đây là một loại cỏ dại rất khó diệt, chỉ cần một đoạn thân rễ nhỏ là đủ mọc và phát triển mạnh. Hương phụ còn mọc ở các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia.
Hương phụ hiện tại chỉ thu hoạch dựa vào các nguồn tự nhiên hoang dã; không nuôi trồng. Có thể kết hợp làm cỏ trong vườn, trong đồng ruộng để thu hoạch Hương phụ hoặc thu hoạch riêng mình nó. Thường hay thu hoạch củ Hương phụ vào mùa xuân nhưng nếu thu hoạch củ vào mùa thu thì củ sẽ chắc và tốt hơn.
Sau khi đào cả cây về, đem phơi khô, chất thành đống, rồi đốt. Cả lá và rễ cháy hết, phần củ còn lại đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Khi dùng có thể dùng sống (tức là củ đã chế biến như trên, dùng ngay), sắc hoặc tán thành bột rồi ngâm rượu hoặc đem chế biến rồi dùng. Các lương y thường xử lý nó theo những cách phức tạp trước khi sử dụng. Kinh nghiệm cho thấy rằng không cần phải xử lý thêm mà dùng vẫn rất tốt.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ của cây hay còn gọi là củ Hương phụ.
Mô tả Ích mẫu hoạt chất của Thuốc Ích mẫu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Ích mẫu.
Tên khác: Cây chói đèn; cây sung úy.
Tên khoa học: Leonurus japonicus, họ Lamiaceae (hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Cây ích mẫu lý do nó có tên là ích mẫu vì người ta nhận thấy rằng các hoạt chất của nó có ích cho người mẹ. Tên khoa học có chữ leonurus theo Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus có nghĩa là biến đổi, ghép lại có nghĩa là hình dạng cây ích mẫu có đuôi trông giống con sư tử và lá có hình dạng thay đổi.
Ích mẫu có thân vuông đặc trưng cho họ hoa môi, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn, thân ít phân nhánh. Lá ích mẫu mọc đối, hình dạng lá khác nhau tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành.
Lá ở gốc, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu, có cuống dài; lá ở thân phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, có cuống ngắn hơn, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; lá trên cùng hầu như không cuống và phần lớn không chia thùy. Hoa dạng hoa môi, mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhỏ, vỏ màu xám nâu, 3 cạnh.
Ngoài cây ích mẫu trên, cần chú ý phát hiện và phân biệt cây ích mẫu Leonurus sibiricus L (hay còn gọi là cây ích mẫu hoa to) vì cây này khác cây ích mẫu mô tả bên trên ở hoa dài hơn, to hơn, lá phía trên cùng vẫn chia 3 thùy. Nhận thấy sự khác nhau giữa hai cây như sau:
Lá trên cùng không chia thùy,hoa môi trên, môi dưới gần bằng nhau tràng hoa dài 9 - 12mm là Leonurus heterophyllus. Tràng hoa hài 15 - 20mm, môi dưới ngắn hơn môi trên, lá trên cùng vẫn xẻ 3 thùy là Leonurus sibiricus L.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ích mẫu vẫn còn được tìm thấy chủ yếu dạng mọc hoang, được tìm thấy ở ven sông vị trí đất cát, ngoài ra còn mọc ở các ruộng hoang ven đường. Thời gian gần đây, ích mẫu đã được bắt đầu trồng để sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chủ yếu thu hái ích mẫu dạng mọc hoang.
Một số kinh nghiệm trồng ích mẫu Nam Xuyên (Trung Quốc) - nơi trồng cây làm thuốc:
Trong các thử nghiệm người ta phân biệt ích mẫu thành ba loại:
Ích mẫu mùa đông cần bắt đầu trồng vào mùa thu, ích mẫu xuân được gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu, ích mẫu mùa hạ gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu. Theo kinh nghiệm trồng, ích mẫu mùa hạ cho hiệu suất cao nhất (9 tấn khô 1 hecta), nhưng thời gian từ khi gieo đến thu hoạch khá dài khoảng trên 10 tháng, còn các loại mùa đông hay mùa xuân chỉ trên cần 8 tháng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, nhưng năng suất thấp hơn chỉ được 4 - 6 tấn khô/ hecta.
Ích mẫu được trồng bằng cách gieo hạt thẳng thành từng luống, mỗi luống gieo cách nhau khoảng 17cm, trên mỗi luống cây cách cây khoảng 7cm sẽ cho sản lượng cao nhất. Mỗi hecta đất trồng cần khoảng 8 - 9 kg hạt giống, khi trồng cần trộn hạt với tro bếp. Thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 5 - 6, lúc này một nửa số hoa của cây bắt đầu nở thì bắt đầu thu hái.
Sau khi thu hoạch, đem về phơi hay sấy khô bảo quản là được. Nếu như cần thu hoạch hạt (quả) thì cần chờ khi hoa trên cây đã tàn hết. Mỗi hecta cho từ 350 - 370 kg quả khô. Mùa thu hoạch cây là khoảng tháng 5 - 9, mùa thu hoạch quả khoảng tháng 8 - 10.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là phần thân trên mặt đất.
Mô tả Ngải cứu hoạt chất của Thuốc Ích mẫu
Tên gọi, danh pháp
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Asteraceae (Cúc), Ngải cứu có nhiều tên gọi khác như Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông ), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao).
Đặc điểm tự nhiên
Ngải cứu là cây thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao trung bình từ 40 - 100 cm. Cây có nhiều cành, mọc sum sê, trên thân có rãnh và lông nhỏ.
Lá cây Ngải cứu chẻ hình lông chim, mọc so le và phiến lá dính vào thân như có bẹ.
Hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới màu trắng có lông.
Hoa mọc ở đầu các cành và ngọn thân tạo thành chùm kép, có màu vàng lục nhạt, tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng 1 cụm hoặc những cụm khác nhau; thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa không có mào lông, tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uốn cong ra phía ngoài; nhị 5.
Quả Ngải cứu là quả bế không có túm lông.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở Châu Âu, châu Á và Việt Nam, Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta người dân có trồng Ngải cứu nhưng thường ở quy mô nhỏ.
Thu hoạch ngải cứu thường vào tháng 6 hàng năm, bộ phận thu hái là lá và cành, sau khi hái về, rửa sạch lá, thái nhỏ và phơi trong bóng râm cho khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Ngải cứu là toàn cây trên mặt đất.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Ích mẫu đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này