Thuốc Gantiso - Mediplantex
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: hộp 3 vỉ, 6 vỉ x10 viên nang mềm (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Gantiso được sản xuất từ các hoạt chất Cao cardus marianus, Cao diệp hạ châu, Cao ngũ vị tử với hàm lượng tương ứng
Mô tả Diệp hạ châu hoạt chất của Thuốc Gantiso
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Diệp hạ châu.
Tên khác: Chó đẻ thân xanh; Cây chó đẻ răng cưa; diệp hạ châu đắng; cây Cau trời.
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schumach & Thonn. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Diệp hạ châu là loài cây thân thảo, cao 20 – 30 cm, đôi khi có thể phát triển đến 60 – 70 cm, sống hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường có màu xanh và nhẵn nhụi.
Lá Diệp hạ châu hình bầu dục, mặt dưới màu xám nhạt, bên trên xanh lục nhạt, rộng 3 – 4 mm, dài 1 – 1,5 cm, mọc so le, xếp sát nhau thành hai dãy giống một lá kép lông chim; cuống lá rất ngắn.
Hoa đơn tính cùng gốc có cuống ngắn và mọc ở kẽ lá. Hoa đực có 6 lá dài, 3 nhị với chỉ nhị ngắn, xếp ở đầu cành; hoa cái có 6 lá đài, bầu hình trứng và xếp ở cuối cành.
Quả dạng nang, mọc rủ xuống ở dưới lá, hình cầu, hơi dẹt, có gai nhỏ và khía mờ. Hạt Diệp hạ châu hình 3 cạnh.
Mùa hoa nở thường vào tháng 4 – 6; và cho quả vào tháng 7 – 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Chi Phyllanthus L. có nhiều loài, gồm những các cây bụi hay gỗ nhỏ đến cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á như Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam, có khoảng 40 loài thuộc chi này, trong đó 2 loài Phyllanthus niruri L. và P. urinaria L. có hình dáng tương tự giống nhau, sinh trưởng ở khắp nơi trừ những vùng núi cao có nhiệt độ thấp.
Diệp hạ châu là cây ưa sáng và ưa ẩm và có thể chịu bóng, thường mọc lẫn với các cây khác trong các bãi cỏ, nương rẫy, vườn nhà, ruộng cao (đất trồng màu) hoặc đôi khi ở vùng đồi núi.
Thu hái và chế biến: Thu hái Diệp hạ châu quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ và mùa thu. Có thể dùng Diệp hạ châu tươi sau khi rửa sạch hoặc phơi gần khô rồi bó lại, tiếp tục phơi trong bóng râm (phơi âm can) đến khô hoàn toàn. Khi dùng, rửa qua nước để loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn 5 - 6cm và phơi khô. Có thể ép lá thành từng bánh để dễ vận chuyển.
Bảo quản: Để Diệp hạ châu ở nơi khô, tránh ẩm ướt và mốc mọt.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây Diệp hạ châu bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay sấy khô.
Mô tả Kế sữa (Quả) hoạt chất của Thuốc Gantiso
Tên gọi, danh pháp
Kế sữa hay còn gọi là Cúc gai, Nhũ kế, tên khoa học là Silybum marianum (L.) Gaertn, thuộc họ Cúc Asteraceae. Được miêu tả khoa học đầu tiên vào năm 1971.
Đặc điểm tự nhiên
Kế sữa là loại cây thảo hai năm cao khoảng 30 - 150cm, có thân thẳng và phân nhánh, rễ trụ, to và dài.
Lá màu xanh mọc ôm thân, không có lá kèm, thường có nhiều đốm trắng dọc theo các gân, mép có răng dạng gai, gai có màu vàng và rất nhọn (cần chú ý khi thu hái); phần lá phía trên ôm vào thân còn các lá phía dưới rất to, có phiến chia thuỳ và có cuống.
Cụm hoa đầu đơn độc, độ rộng khoảng 3 - 8cm. Những lá bắc ngoài và giữa có một phần phụ hình tam giác màu lục thu lại thành một gai to, ở gốc có 4 - 6 gai nhỏ ngắn hơn ở mỗi bên.
Hoa màu tía hơi giống nhau đều có 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu một ô với 2 lá noãn và 2 vòi nhuỵ phình ra ở gốc.
Quả bế màu đen bóng.
Cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8 của năm thứ hai.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây của vùng Địa trung hải, thường mọc hoang ở vùng Nam nước Pháp và gần như mọc hoang dại ở phía Nam và Trung Châu Âu, Bắc Phi, vùng Trung và Đông Á đến Bắc và Nam Châu Mỹ.
Nước ta có nhập trồng, cây ưa đất tốt và mát.
Thu hái cả cây và các cụm hoa rồi đem phơi khô, khi cần đập lấy quả.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Kế sữa là toàn cây hoặc quả (Herba seu Fructus Silybi).
Mô tả Ngũ vị tử hoạt chất của Thuốc Gantiso
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ngũ vị tử
Tên khác: Sơn hoa tiêu; ngũ mai tử; huyền cập; Ngũ vị tử bắc
Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz) Baill. thuộc họ Schisandraceae (Ngũ vị tử). Cây ưa sống ở vùng có khí hậu ẩm mát núi cao từ 1300 đến 1600m.
Trong tự nhiên ghi nhận có ba loại ngũ vị tử: Bắc ngũ vị – Schisandra Chinensis Baill, Nam ngũ vị – Kadsura Japonica L. (quả của cây nắm cơm), Mộc lan – Magnoliaceae. Loại được dùng làm thuốc chủ yếu là bắc ngũ vị tử.
Đặc điểm tự nhiên
Bắc ngũ vị tử thuộc loại dây leo to sống nhiều năm, có thể dài tới 7 - 8 m, vỏ của thân và cành màu xám nâu, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc kiểu so le, phiến lá hình trứng, bề dài lá khoảng 5 - 11 cm, bề rộng 3 – 7 cm, mép lá hình răng cưa nhỏ, mặt trên có màu sẫm hơn, có lông ngắn trên những gân lá non ở mặt dưới. Hoa đơn tính, khác gốc: Cánh hoa 6 - 9, màu vàng trắng nhạt, nhị 5. Quả hình cầu, mọng nước, có màu đỏ sẫm khi chín, đường kính 0.5 - 0.7 cm, 1 quả chứa 1 - 2 nhân hạt hình thận, màu vàng nâu bóng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây ngũ vị tử chỉ mọc ở một số nước có khí hậu lạnh như: Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., là cây thuốc có vùng phân bố hạn chế tại Việt Nam nên đa phần dược liệu ngũ vị tử được nhập từ Trung Quốc.
Vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, người ta hái quả ngũ vị tử chín về rồi nhặt bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc. Bảo quản dược liệu bằng cách tránh để gần nguồn nước, tránh ẩm mốc, côn trùng, sâu mọt để kéo dài thời gian sử dụng.
Theo cách dùng trong dân gian thì trộn ngũ vị tử cùng với rượu theo tỉ lệ (5:1) sau đó đun cách thủy trong 4 giờ đến khi cạn hết rượu, quả ngũ vị tử chuyển sang màu đen thì đem phơi hay sấy khô là được.
Bộ phận sử dụng
Quả ngũ vị tử chín được dùng bào chế thuốc.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này